Phiến đá cổ nghìn năm tuổi lưu giữ sự thật về phong tục “rợn người”

(Dân trí) - Các nhà khảo cổ mới đây đã giải mã được 2 phiến đá cổ của người Maya, qua đó hé lộ sự thực về phong tục “rợn người” từng tồn tại.

Phiến đá cổ nghìn năm tuổi lưu giữ sự thật về phong tục “rợn người”

Những phiến đá cổ có niên đại khoảng 600-800 năm sau công nguyên, tức khoảng cách đây 1400 năm, được tìm thấy trong tàn tích đã mất của Tipan Chen Uitz ở Belize. Trong đó, hai tấm đá được phát hiện lần đầu vào năm 2015. Một trong số đó được gọi là “Monument 3”, độ lớn 1,4mx0,7m.

Trên phiến đá được chạm khắc mô tả một trò chơi với bóng truyền thống của người Maya. Theo nghiên cứu, trò chơi này được cho là đóng vai trò kết nối cộng đồng.

Phiến đá cổ nghìn năm tuổi lưu giữ sự thật về phong tục “rợn người” - 1

Các nhà khảo cổ mới đây đã giải mã được “nội dung” trên 2 phiến đá. Qua đó, hé lộ về phong tục “rùng rợn” từng tồn tại ở đây. Hình ảnh trên phiến đá đầu tiên cho thấy có những người đeo băng bảo vệ. Quả bóng dùng trong trò chơi có độ nảy cao. Một số chữ tượng hình ở trên có thể hiểu theo nghĩa trái bóng có chu vi tương đương với 9 bàn tay, hoặc vật liệu làm nên loại bóng này dài bằng 9 bàn tay.

Trò chơi thậm chí kéo dài 2 tuần. Và nếu các nhà khảo cổ giải mã chính xác, thì độ “rùng rợn” của trò chơi ở chỗ, đội thua cuộc sẽ bị chém đầu, trong khi đội thắng hò reo ăn mừng.

Phong tục chặt đầu còn được coi là một vinh dự lớn. Bởi người Maya tin rằng, cái chết được xem là danh dự và sự sống cho phần còn lại của cộng đồng. Thậm chí, những người thắng cuộc cũng có thể chết “vì những vết tím bầm” sau trận đấu.

Phiến đá cổ nghìn năm tuổi lưu giữ sự thật về phong tục “rợn người” - 2

Phiến đá thứ 2 chỉ còn lại khoảng 1/3 với độ lớn 0,8mx0,6m. Hình ảnh khắc trên đá miêu tả một người chơi cao lớn, ở tư thế chống tay khuỵu gối như chuẩn bị phát bóng. Được biết, trò chơi thường tổ chức giữa các cộng đồng người Maya. Sàn đấu làm bằng đá, cũng là nơi thể hiện sự giàu có và quyền lực.

Nhà khảo cổ học Christopher Andres đến từ trường Đại học Michigan cho biết, “những di tích này cho thấy Tipan là nơi mang tính chính trị phức tạp giữa cộng đồng người Maya”. Thành phố Tipan từng là quê hương của hàng ngàn người Maya. Nơi này ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu mà các nhà nghiên cứu khám phá được trong cuộc khai quật.

Nền văn minh Maya phát triển mạnh tại khu vực Trung Mỹ trong gần 3000 năm, kể từ thời điểm năm 250 đến năm 900 sau công nguyên. Người Maya cũng sở hữu những công trình kiến trúc tiên tiến, cũng như hệ thống toán học, thiên văn học… Ảnh hưởng của Maya có thể được phát hiện từ Honduras, Guatemala và Tây El Salvador đến tận trung tâm Mexico, cách khu vực Maya hơn 1.000 km.

Dù những nơi cuối cùng của người Maya bị xóa sổ vào thế kỷ 17, nền văn minh này cũng đã diệt vong, nhưng con cháu họ vẫn sống rải rác tại một số nơi trên thế giới.

Hoàng Hà

Theo NP, DM

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm