Những phong tục uống kỳ lạ nhất thế giới
(Dân trí) - Để tìm hiểu văn hóa của một đất nước không chỉ qua việc tham quan các danh lam thắng cảnh, hay những công trình lịch sử, nghệ thuật mà nhìn vào phong tục ăn uống.
Phong tục uống thể hiện văn hóa của mỗi quốc gia
Anh
Tục "nâng cốc chúc mừng" bắt đầu có ở nước Anh từ thế kỷ thứ 17. Trong khi uống rượu vang, người Anh thường dùng kèm theo với bánh mì tẩm gia vị để làm tăng thêm hương thơm cũng như giảm nồng độ axit trong rượu.
Pháp
Ở pháp, trong bữa tiệc, phụ nữ luôn được luôn được phục vụ trước và ly rượu của họ chỉ được rót đầy một nửa. Sẽ bị coi là bất lịch sự khi một người chỉ rót rượu cho mình trong bữa ăn.
Tây Ban Nha
Ở Tây Ban Nha, có quan niệm rằng nâng một ly nước uống cùng người khác thì sẽ phải mất tới 7 năm suy yếu về tình dục.
Ý
Người Italy chỉ uống rượu hoặc nước mà không dùng còn các loại đồ uống như bia hay soda trong các bữa ăn.
Bồ Đào Nha
Để mở chai rượu vang mà giúp cho rượu không bị vẩn đục các chất lắng cặn, người Bồ Đào Nha nghĩ ra cách dùng kìm kim loại nóng đỏ và đá.
Đức
Đêm trước ngày cưới các phù rể sẽ bắt cóc cô dâu rồi đưa đến quán bar. Sau đó, chú rể sẽ đi tìm họ và mời họ uống rượu để “cướp” lại cô dâu.
Cộng hòa Séc
Nâng cốc ở Séc là điều rất nghiêm túc. Khi uống rượu, hai bên đều phải nhìn nhau, tuy nhiên không được uống rượu giao bôi, nếu không người uống sẽ phải mất tới 7 năm giảm sút thăng hoa trong “chuyện ấy”.
Hà Lan
Người Hà Lan có một cách uống bia kỳ lạ gọi là “head butt”, tức là không được dùng tay mà phải cong lưng và chỉ được dùng đầu để uống một hớp bia rồi mới được đứng thẳng lưng uống hết.
Georgia
Trong văn hóa của người Georgia, việc nâng cốc chúc mừng rất được chú trọng. Trong một bữa ăn, người ta thường nâng cốc tới 20-30 lần, kể cả những ai không phải người Georgia cũng nên làm vậy khi ăn cùng họ.
Ukraine
Trong đám cưới của người Ukraine, cô dâu luôn phải giữ để không bị cướp mất giày. Vì nếu giày bị mất thì các vị khách sẽ ném giày quanh phòng và phải uống rượu bằng chính chiếc giày đó.
Hungary
Người Hungary kiêng kỵ việc chạm cốc. Điều này bắt nguồn từ việc 13 chiến sỹ cách mạng Hungary tiên phong và hy sinh trong cuộc nổi dậy chống lại nước Áo năm 1848. Sau đó, cái chết của họ được tưởng niệm bằng cách chạm cốc. Vì thế người ta kiêng kỵ chạm cốc để tránh điềm xấu.
Iceland
Người Iceland rất thích rượu. Vì vậy họ tổ chức 2 kỳ nghỉ để tôn vinh rượu vào ngày 1/3 (ngày “Beer Day”) và ngày Verslunarmannahelgi trong tháng 8 (đây là ngày lễ vào dịp cuối tuần lớn nhất trong năm cho những người mê rượu).
Nga
Người Nga khi uống rượu thường kèm theo những câu chuyện vui và lời chúc. Sau khi uống, chai và ly cốc đã hết rượu sẽ được để dưới gầm bàn.
Kazakhstan
Kumis là thức uống quốc gia của Kazakhstan được làm từ sữa ngựa. Sau bữa ăn mà đồ uống này còn thừa, người ta sẽ đổ trở lại bình đựng đế tránh lãng phí.
Trung Quốc
Trong các cuộc nhậu ở Trung Quốc, người lớn tuổi sẽ nâng cốc cao hơn người ít tuổi. Bên cạnh đó, cốc và đồ uống luôn được đặt trên bàn để biết được là đồ uống đã hết chưa.
Nigeria
Tại Nigeria, khi cô dâu và chú rể uống cụng ly rượu cọ truyền thống thì là lúc họ chính thức trở thành vợ chồng.
Úc
Ở Úc khi uống với bạn bè, họ thường hô lớn mỗi khi nâng cốc và thường phải khao họ một chầu, nếu không sẽ bị coi là khiếm nhã.
Thụy Điển
Những bài hát về đồ uống được hát vang trước, trong và sau mỗi lần uống rượu. Sau mỗi cốc rượu, họ sẽ uống thêm vài hớp bia
Peru
Ở Peru, bạn bè thường chia nhau uống bia trong cùng một cốc. Họ sẽ thay nhau rót rồi uống cạn trước khi chuyển cốc cho người tiếp theo.
Ở Nhật nếu chỉ đổ rượu cho mỗi cốc của mình bị cho là bất lịch sự. K\hi nhấp ngụm rượu thì ngoảnh mặt sang bên cạnh được cho là hành động tôn trọng người cùng uống.
Theo Huffingtonpost