Nhiều di sản UNESCO sẽ biến mất do chiến tranh Hồi giáo

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã phá hủy gần 750 di sản văn hóa ở Syria từ khi bắt đầu cuộc chiến ở đất nước này.

Một phần quang cảnh rạp hát ở thành phố cổ của Palmyra. (Nguồn: Sputnik)
Một phần quang cảnh rạp hát ở thành phố cổ của Palmyra. (Nguồn: Sputnik)

Một phần quang cảnh rạp hát ở thành phố cổ của Palmyra. (Nguồn: Sputnik)
Lăng lộ Askia ở Gao, Mali được cho là nơi yên nghỉ của Askia Mohammad I, một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất của thời trung cổ Songhai. Ông là người cai trị đầu tiên ở Sahel là tuyên bố mình là một người hồi giáo. Đây là munh chứng đầu tiên về phong cách kiến trúc Hồi giáo ở khu vực này. Nơi đây được công nhận là di sản văn hóa UNESCO đang gặp nguy hiểm vào năm 2012 do nguy cơ bị phá hủy từ phiến quân. (Nguồn: Sputnik)

Một phần quang cảnh rạp hát ở thành phố cổ của Palmyra. (Nguồn: Sputnik)
Nhà thờ Nativity là giáo đường ở Bethlehem, Palestine. Theo truyền thuyết, nơi đây được xây tại hang mà Chúa Jesus giáng ra đời. Cùng với nhà thờ Holy Sepulchre, đây là một trong hai nhà thờ Thiên chúa lớn ở vùng đất Thánh. Năm 2012, tổ hợp nhà thờ này đã trở thành di tích đầu tiên của người Palestine được công nhận là di sản văn hóa thế giới UNESCO. Đồng thời cũng là di sản đang gặp nguy hiểm do ảnh hưởng từ rò rỉ nước. (Nguồn: Sputnik)

Một phần quang cảnh rạp hát ở thành phố cổ của Palmyra. (Nguồn: Sputnik)
Nhà thờ Hồi giáo Aleppo là nhà thờ cổ và lớn nhất ở thị trấn của Syria. Nó nằm ở thành phố cổ Aleppo, một di sản văn hóa thế giới. Nhà thờ được xây vào đầu thế kỷ thứ 8 nhưng công trình hiện tại lại mang hơi hướng từ thế kỷ 11 tới thế kỷ 14. Nơi đây từng chứng kiến và tàn phá bởi nhiều cuộc chiến giữa quân chính phủ và lực lượng đối lập. (Nguồn: Sputnik)

Một phần quang cảnh rạp hát ở thành phố cổ của Palmyra. (Nguồn: Sputnik)
Nhà thờ Hồi giáo Umayyad được biết tới là nhà thờ Hồi giáo lớn của thành phố Damascus, đồng thời là nhà thờ Hồi giáo lớn và cổ nhất thế giới. Nó nằm ở nơi linh thiêng nhất của thành phố cổ Damascus. Sau cuộc tấn công của người Arab ở Damascus vào năm 634, nhà thờ được xây trên khuôn viên của thánh đường Thiên Chúa. Tiếp đó, nhà thờ này này bị tàn phá nặng nề trong suốt chiến tranh Syria. (Nguồn: Sputnik)

Một phần quang cảnh rạp hát ở thành phố cổ của Palmyra. (Nguồn: Sputnik)
Đức phật Bamiyan là hai bức tượng lớn từ thế kỷ thứ sáu được khắc trong vách núi cheo leo ở thung lũng Bamyam, miền Trung Afghanistan. Bức tượng phật lớn có chiều cao 53m vào năm 554, bức nhỏ cao 35m vào năm 507. Chúng đại diện cho phong cách cổ điển của văn hóa Gandhara. Vào năm 2001, những tay súng Taliban đã phá hủy toàn bộ bức tượng vì coi đây là những biểu tượng ngoại đạo. Năm 2011, UNESCO tuyên bố bức tượng phật này không thể phục hồi do thiếu ngân sách đồng thời cho biết bức tượng tái tạo sẽ chứa hơn 50% nguyên liệu mới và không có giá trị lịch sử. (Nguồn: Sputnik)

Một phần quang cảnh rạp hát ở thành phố cổ của Palmyra. (Nguồn: Sputnik)
Hang Nativity là một trong những lăng mộ thiên chúa lớn nhất. Nơi đây được coi là nơi chúa Jesus giáng sinh, nằm bên dưới nhà thờ Nativity ở Bethlehem, Palestine. Những văn tự được viết đầu tiên trong hang có từ năm 150. Ngôi đền dưới lòng đất có từ thời Thánh Helena. Lăng mộ này thuộc sở hữu của nhà thờ Orthodox ở Jerusalem. (Nguồn: Sputnik)

Một phần quang cảnh rạp hát ở thành phố cổ của Palmyra. (Nguồn: Sputnik)
Ténéré là một sa mạc ở miền Trung Nam Sahara. Đây là một đồng bằng cát rộng lớn rộng 400.000 km2 kéo dài từ Đông Bắc Niger đến miền Tây Chad. Khu bảo tồn tự nhiên quốc gia Aïr and Ténéré được công nhận là di sản văn hóa UNESCO vào năm 1991 nhưng bị liệt vào danh sách đang gặp nguy hiểm một năm sau đó. Đây là khu bảo tồn tự nhiên lớn thứ hai châu Phi và lớn thứ tư thế giới. (Nguồn: Sputnik)

Một phần quang cảnh rạp hát ở thành phố cổ của Palmyra. (Nguồn: Sputnik)
Nhà thờ Hồi giáo Djinguereber (Masjid) ở Timbuktu, Mali là trung tâm học vấn nổi tiếng được xây dựng vào năm 1327. Djinguereber là một trong bốn tổ hợp đại học Timbuktu. Nơi đây được liệt vào danh sách di sản văn hóa thế giới UNESCO vào năm 1988 và nằm trong danh sách đang gặp nguy hiểm vào năm 1990 do hiện tượng cát bay. Vào tháng 7/2012, phiến quân IS đã phá hủy hai lăng mộ ở thánh đường Djingareyber. (Nguồn: Sputnik)

Một phần quang cảnh rạp hát ở thành phố cổ của Palmyra. (Nguồn: Sputnik)
Công viên quốc gia Garamba nằm ở Đông Bắc của Cộng hòa Congo. Đây là một trong những công viên quốc gia lâu đời nhất ở Africa. Nơi đây nổi tiếng vì là khu vực sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã như tê giác trắng miền Bắc, một giống hiếm của loài tê giác trắng. Vào năm 1960, có khoảng 1.000 cá thể ở công viên này. Tuy nhiên, tới năm 1980, sau 20 năm chiến tranh ở Congo, nơi đây chỉ còn 12 con. Do việc săn bắn tê giác trong công viên, nơi đây đã liệt vào danh sach các di sản thế giới đang bị đe dọa vào năm 1996. (Nguồn: Sputnik)

Một phần quang cảnh rạp hát ở thành phố cổ của Palmyra. (Nguồn: Sputnik)
Hatra là thành phố cổ của Đế quốc Parthian. Hiện nay phế tích của nó nằm ở Ninawa Governorate, miền Bắc Iraq. Hatra được xây dựng vào thế kỷ thứ hai và thứ ba trước công nguyên bởi đế chế Seleucid. Hatra là sự kết hợp giữa văn hóa Hellenic và Roman cổ đại cùng với lối trang trí của người Arab. Vào năm 1985, Hatra trở thành di sản thế giới UNESCO. Vào ngày 7/3/2015, tàn tích của Hatra đã bị phá hủy bởi phiến quân IS. (Nguồn: Sputnik)

Một phần quang cảnh rạp hát ở thành phố cổ của Palmyra. (Nguồn: Sputnik)
Visoki Decani là tu viện chính Serbian Orthodox ở Kosovo. Nơi đây cách phía nam thành phố Pec 12k, nằm ở miền Tây Kosovo. Thánh đường chính của tu viện là đền thờ trung cổ lớn nhất ở Balkans. Nơi đây có bộ sưu tập tranh tường của Byzantine, hơn 1.000 bản nhạc và hàng trăm bức chân dung. Năm 2006, tu viện này trở thành Di sản thế giới UNESCO đang cần bảo tồn do chịu nhiều vụ tấn công từ những tay súng ở Lực lượng tự do Kosovo. (Nguồn: Sputnik)

Một phần quang cảnh rạp hát ở thành phố cổ của Palmyra. (Nguồn: Sputnik)
Rừng nhiệt đối Atsinanana nằm ở bờ biển phía đông của quần đảo Madagascar. Vị trí địa lý và thời tiết đặc biệt đã biến nơi đây trở thành khu vực sinh sống của nhiều loại cây và động vật. Vườn quốc gia Andringitra là công viên quốc gia ở vùng Haute Matsiatra, thuộc Madagascar, cách Ambalavao 47km về phía Nam. Rừng nhiệt đới này được tuyên bố là di sản thế giới UNESCo đang cần bảo tồn vào năm 2010. (Nguồn: Sputnik)
 
Theo Vietnam Plus