Người Thái tại TPHCM lặng lẽ đón lễ thả đèn Loy Krathong

(Dân trí) - “Nước là thứ không thể thiếu đối với cuộc sống. Việc sử dụng nguồn nước hàng ngày đã vô tình làm vẫn đục, lễ hội như một lời tạ lỗi và dâng lên mẹ Nước sính lễ của người Thái, nhắc nhớ anh em dân tộc Thái ý thức giữ gìn nguồn nước, bảo vệ môi trường” bà Napasorn Kakai, Giám đốc Văn phòng TPHCM của Tổng cục Du lịch Thái Lan chia sẻ.

Người Thái tại TPHCM lặng lẽ đón lễ thả đèn Loy Krathong

Lễ hội hoa đăng Thái Lan là một lễ hội truyền thống, có từ rất lâu đời được bắt nguồn từ đất nước Thái Lan. Hàng năm lễ hội được tổ chức vào đêm rằm tháng 12 theo lịch Thái (vào khoảng tháng 11 Dương lịch) trên khắp Thái Lan và ở một số vùng của Lào và Myanma (ở bang Shan).

Sau lễ hội Songkran vào dịp Tết truyền thống, lễ hội Loy Krathong là lễ hội lớn thứ 2 trong năm, và cũng là một trong những lễ hội đẹp nhất, màu sắc nhất, cổ nhất của vương quốc Thái Lan, mang nhiều ý nghĩa và chứa đựng nhiều yếu tố thần thoại nhất của người Thái.

Trong tiếng Thái, “Loy” có nghĩa là trôi, còn “Krathong” là muốn nói tới chiếc bè nổi trên nước có hình hoa sen. Theo truyền thống, "Krathong" được làm từ lá chuối hoặc các lớp thân cây chuối hoặc các tua của cây hoa huệ nhện.

Khách tham quan đang hòa mình vào lễ hội với việc tự tay thực hiện những chiếc đèn hoa đăng.
Khách tham quan đang hòa mình vào lễ hội với việc tự tay thực hiện những chiếc đèn hoa đăng.
“Krathong” được kết trang trí bằng một số loại lá, chủ yếu vẫn là lá chuối.
“Krathong” được kết trang trí bằng một số loại lá, chủ yếu vẫn là lá chuối.
Sau khi kết thành cho “Krathong”, hoa sẽ được lấp đầy trên mặt.
Sau khi kết thành cho “Krathong”, hoa sẽ được lấp đầy trên mặt.
Sau đó “Krathong” sẽ được cắm một cây nến, xem như hoàn tất việc làm một chiếc đèn hoa đăng.
Sau đó “Krathong” sẽ được cắm một cây nến, xem như hoàn tất việc làm một chiếc đèn hoa đăng.

Theo người Thái, một “Krathong” gồm có thức ăn, trầu cau, hoa, nhang, nến và tiền xu… Dù làm bằng chất liệu gì, các chiếc krathong đều được trang trí bằng các lớp lá chuối được gấp xếp tỉ mẩn, bao bên trong hoa, nến và nhang...

Một vài đồng bạc lẻ thỉnh thoảng cũng được đặt vào để dâng lên các thần sông. Suốt đêm trăng tròn, người Thái thả các "Krathong" này xuống sông, kênh rạch hoặc ao hồ. Nhiều người tin là lễ hội này bắt nguồn từ một tập tục cổ xưa là thể hiện sự tôn kính đối với các thần sông. Ngày nay, lễ hội này đơn giản là một dịp để vui chơi.

Trong lễ hội, người Thái thường tổ chức làm bánh Khanom Luk Chup. Bánh được là từ hạnh nhân, đậu xanh hoặc đậu đen, đậu đỏ trộn với nước cốt dừa phủ bên ngoài bằng một lớp gelatin mỏng ngọt ngào và thoang thoảng hương hoa nhài.

Sau khi thực hiện Krathong, khách tham gia sẽ làm sính lễ trang trí cho đèn hoa đăng, đó là chiếc Luk Chup.
Sau khi thực hiện "Krathong", khách tham gia sẽ làm sính lễ trang trí cho đèn hoa đăng, đó là chiếc Luk Chup.
Thành phần chính tạo nên hình dáng chiếc bánh chính là bột đậu xanh.
Thành phần chính tạo nên hình dáng chiếc bánh chính là bột đậu xanh.
Sau phần tạo dáng, tùy theo hình dạng, chiếc bánh sẽ được trang trí bằng màu thực phẩm.
Sau phần tạo dáng, tùy theo hình dạng, chiếc bánh sẽ được trang trí bằng màu thực phẩm.
Tạo dáng và trang trí màu xong, bánh Luk Chup sẽ được tráng một lớp áo rau câu để tạo độ bóng.
Tạo dáng và trang trí màu xong, bánh Luk Chup sẽ được tráng một lớp "áo" rau câu để tạo độ bóng.

Món ăn độc đáo này không chỉ được các du khách nhí yêu thích mà còn gây nhiều sự thích thú cho những người lớn. Luk Chup có hình dáng xinh xắn nhỏ nhắn đáng yêu mô phỏng các loại trái cây quen thuộc như ổi, xoài, mận… hay các loại rau củ như cà chua, ớt, cà rốt… ngộ nghĩnh khiến du khách không nỡ cắn vào chúng.

Khách du lịch hầu hết đều rất yêu thích các món ăn đường phố của Thái Lan, và món bánh Luk Chup thật sự là một món ngon và cực dễ thương. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy nó ở các khu chợ ven đường tại Bangkok với mức giá rẻ và rất tiện lợi để thưởng thức.

Đèn sẽ được tập kết ra sông để chuẩn bị cho việc thả xuống dòng sông.
Đèn sẽ được tập kết ra sông để chuẩn bị cho việc thả xuống dòng sông.
Một sáng kiến giúp đèn không tắt.
Một sáng kiến giúp đèn không tắt.
Theo Tổng cục du lịch Thái, đây là lễ hội rất quan trọng, quy mô đứng thứ 2 sau lễ hội Songkran.
Theo Tổng cục du lịch Thái, đây là lễ hội rất quan trọng, quy mô đứng thứ 2 sau lễ hội Songkran.
Theo bà Kakai, đất nước Thái Lan đang chịu một sự mất mát lớn khi nhà Vua băng hà. Chính vì thế, một số hoạt động tạo không khí sẽ được cắt bớt, người tham gia cũng vui chơi tiết chế và mặc các trang phục tránh sặc sỡ.
Theo bà Kakai, đất nước Thái Lan đang chịu một sự mất mát lớn khi nhà Vua băng hà. Chính vì thế, một số hoạt động tạo không khí sẽ được cắt bớt, người tham gia cũng vui chơi tiết chế và mặc các trang phục tránh sặc sỡ.

Pham Nguyễn