Gợi ý những góc ảnh đẹp cho từng loại hình du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu thiết yếu của nhiều cá nhân và gia đình. Nhiều loại hình du lịch đa dạng đã được mở ra, giúp bạn không còn đắn đo gì khi mỗi dịp lễ Tết về. Facebook tràn ngập các hình ảnh chia sẻ các điểm du lịch đẹp và nổi tiếng.

Mỗi loại hình có một thế mạnh riêng và bạn có chắc là mình biết những góc máy đẹp nhất của từng loại hình để lưu giữ lại những bức ảnh “độc quyền” cho mình chưa?

Hãy cùng Canon EOSM khám phá vài góc máy nào.

1. Du lịch tham quan

Đây là hình thức du lịch truyền thống ở Việt Nam, nhưng không bao giờ gây nhàm chán. Nó thu hút bởi những cảnh thiên nhiên bạn chưa từng thấy trước đó.

Nhưng đôi khi, một bức ảnh phong cảnh đẹp lại không phải là cảnh gì hùng vĩ, thiên nhiên hoang dại lộng lẫy, trong những khoảnh khắc ánh sáng tràn ngập, đẹp nhất. Thực tế là, có những khoảnh khắc thời gian, trời đất đặc biệt mà bạn có thể may mắn ghi hình được cảnh đẹp, như khi trời mưa giông.

Thác nước, các khu rừng hay trần cao, nội thất của nhà thờ, bảo tàng hoặc thậm chí cảnh vật sau cơn mưa sẽ trở nên sống động hơn với hình ảnh những giọt nước lung linh.

Đặc biệt, thay vì sử dụng một ống kính góc rộng sẽ khiến mọi thứ trong ảnh đều nhỏ xíu, hãy thử chụp một số hình ảnh rời và "kết nối" chúng lại với nhau trong Photoshop bằng chế độ Panorama.Độ dài tiêu cự nên từ 50mm hoặc hơn. Sử dụng chế độ lấy nét bằng tay và chế độ chỉnh tay (M) để lựa chọn mức phơi sáng phù hợp. Điều quan trọng là nên chụp từ bên trái qua, và mỗi khung ảnh phải trùng nhau 1/3 nội dung.

[Ảnh chụp bởi anh Thiện Nguyễn, chế độ EOS M3, f/5.6, 1/1000sec., ISO-200 ]
[Ảnh chụp bởi anh Thiện Nguyễn, chế độ EOS M3, f/5.6, 1/1000sec., ISO-200 ]

2. Du lịch văn hóa

Hãy tìm kiếm những thứ thể hiện được bản sắc, văn hóa của nơi bạn đến. Đối với các đối tượng “sống” như con người, động thực vật, hãy thử sử dụng một tiêu cự dài (khoảng 200mm) và khẩu độ rộng (chẳng hạn như f/4) để tách họ ra khỏi môi trường xung quanh.

Riêng với những bức ảnh phong cảnh địa phương nhiều chi tiết phức tạp hơn, Canon EOS M3 sẽ mang đến cho bạn một ống kính zoom cực rộng cho đến ống kính pancake siêu nhỏ gọn với dòng ống kính nhỏ gọn EF-M. Chỉ bằng một ngàm chuyển đổi, bạn đã có thể mở rộng khả năng của mình để kết nối tới hơn 70 ống kính EF khác nhau.

[Hình ảnh 2 ông bà đang ngồi chờ tàu điện tại Nhật Bản. Ảnh chụp bởi anh Thiện Nguyễn, với máy ảnh EOS M3, f/5.6, 1/125sec., ISO-160]
[Hình ảnh 2 ông bà đang ngồi chờ tàu điện tại Nhật Bản. Ảnh chụp bởi anh Thiện Nguyễn, với máy ảnh EOS M3, f/5.6, 1/125sec., ISO-160]

3. Du lịch ẩm thực

Ánh sáng tự nhiên rất quan trọng khi chụp thức ăn. Nếu ở nhà hàng, hãy đặt trước để chọn được bàn gần cửa sổ. Nếu không thì bạn có thể chọn những bàn gần cửa ra vào để có được nguồn ánh sáng. Nếu chụp ảnh các món ăn đường phố, hãy chọn nơi bạn có nhiều ánh sáng tự nhiên nhất nhưng không bị nắng rọi vào trực tiếp.

Về cơ bản, bạn không nên dùng đèn flash khi chụp đồ ăn, mà có thể thay bằng ánh sáng nến nếu như không đủ sáng. Nếu bắt buộc phải dùng, bạn có thể thử cách phản sáng từ trần nhà hay một tấm bảng trắng. Một thực đơn trên nền giấy trắng hoặc một chiếc đĩa trắng cũng có thể dùng làm những tấm phản sáng.

Nếu như chụp trước khi ăn, bạn có thể bắt đầu chụp những thứ đã có sẵn trên bàn như một ly tách hay dao nĩa. Nếu có người ngồi cùng bàn, hãy để họ tương tác với những đồ ăn bằng tay hoặc dao nĩa. Bức ảnh sẽ sống động hơn nhiều khi có dấu ấn của con người.

[Chụp bằng máy ảnh EOS M10 ]
[Chụp bằng máy ảnh EOS M10 ]
Gợi ý những góc ảnh đẹp cho từng loại hình du lịch - 4

Với những gợi ý trên, bạn có thể tự tin thử một vài góc ảnh mới lạ cho bản thân rồi đấy. Hãy thử và chia sẻ cùng bạn bè nào.

Gợi ý những góc ảnh đẹp cho từng loại hình du lịch