Chiều thu bình yên trên làng cổ Ước Lễ
(Dân trí) - Khác vởi vẻ tấp nập của làng gốm Bát Tràng, cũng chẳng nổi tiếng như làng cổ Đường Lâm, làng Ước Lễ có một vẻ đẹp rất riêng – cái đẹp của sự bình lặng và của những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn thời gian.
Cách trung tâm Hà Nội 30km về phía Tây Nam, làng cổ Ước Lễ khiến những ai đã từng đặt chân đến nơi đây không khỏi nhớ thương, quyến luyến. Đối lập với vẻ hiện đại, náo nhiệt cùng cái nắng gắt của thủ đô, Ước Lễ vẫn giữ chất dân dã, khoác lên mình sự thanh bình, yên ả trong ánh nắng chiều thu.
Cổng làng Ước Lễ chứa đựng cả tinh hoa hồn Việt được xây dựng từ thời Mạc, là một trong những cổng làng đẹp nhất còn lại đến ngày nay.
Cây cổ thụ che rợp bóng miếu nhỏ trước cổng làng gợi nét thân thuộc, bình dị.
Khu chợ của làng nằm giữa hai thôn Ước Lễ và thôn Phúc Thụy.
Chiếc cầu bắc qua con mương dẫn vào làng.
Trên cổng làng có khắc bốn chữ “Mỹ tục khả phong”, tức phong tục đẹp được bạn tặng. Tương truyền rằng, đây là danh hiệu vua Tự Đức ban cho 6 làng của Hà Tây (cũ), trong đó có Ước Lễ.
Những con đường vào mùa thu hoạch trải đầy rơm rạ
Hàng tre xanh Việt Nam
Ước Lễ là một trong số ít những làng nghề chưa bị “du lịch hóa”. Nơi đây, mọi công trình kiến trúc vẫn mang đậm hồn Việt xưa.
Người dân làng Ước Lễ rất thân thiện.
Những con đường ngập nắng nhưng tuyệt nhiên không thấy cái oi bức, nắng gắt như Hà Nội.
Những ngôi nhà in đậm dấu ấn thời gian
Dọc theo các con đường trong làng, không khó để bắt gặp nhiều công trình kiến trúc cổ kính. Cổng làng, những ngôi nhà, khu chợ với kiến trúc cổ xưa vẫn tồn tại hiên ngang như minh chứng rõ ràng nhất về lịch sử huy hoàng của vùng đất này.
Tuy được biết đến như làng nghề giò chả truyền thống, nhưng người dân làng Ước Lễ coi làm nông là nghề chính của họ.
Đồng lúa vàng rộng ngút tầm mắt.
Mọi người cùng giúp đỡ nhau trong công việc đồng áng
Bài và ảnh: Hoàng Ngọc