Cận cảnh điểm du lịch lên sàn "OCOP 4 sao" đầu tiên ở miền Tây

Huỳnh Hải

(Dân trí) - Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã được tỉnh Bạc Liêu công nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm du lịch OCOP 4 sao. Đây là sản phẩm du lịch OCOP 4 sao đầu tiên của ĐBSCL.

Nghe bản Dạ cổ hoài lang của nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Cận cảnh điểm du lịch lên sàn OCOP 4 sao đầu tiên ở miền Tây - 1

Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, hiện tọa lạc tại phường 2, TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) rộng hơn 12.500m2, gồm nhiều hạng mục khác nhau, như: Nhà làm việc, nhà lưu niệm, nhà biểu diễn... Bên trong khu lưu niệm có nhiều hình ảnh, tư liệu, hiện vật được lưu giữ, ghi lại quá trình hình thành, phát triển của Đờn ca tài tử. Đây cũng là điểm du lịch được công nhận tiêu biểu khu vực ĐBSCL và là sản phẩm du lịch OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, theo QĐ490 ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ) 4 sao của tỉnh Bạc Liêu.

Cận cảnh điểm du lịch lên sàn OCOP 4 sao đầu tiên ở miền Tây - 2

Biểu tượng đờn kìm (một nhạc cụ quan trọng trong hát đờn ca tài tử) cách điệu được nhìn thấy từ ngay trước cổng vào.

Cận cảnh điểm du lịch lên sàn OCOP 4 sao đầu tiên ở miền Tây - 3

Biểu tượng lung linh về đêm...

Cận cảnh điểm du lịch lên sàn OCOP 4 sao đầu tiên ở miền Tây - 4

Bức tượng của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu trong khu lưu niệm. Phía sau lưng cố nhạc sĩ là bài Dạ cổ hoài lang luôn gắn liền với tên tuổi của ông.

Cận cảnh điểm du lịch lên sàn OCOP 4 sao đầu tiên ở miền Tây - 5

Các bản cổ của đờn ca tài tử, như: bài Bắc, bài Nam, bài Oán, bài Lễ... được khắc họa ngắn gọn trên một công trình.

Cận cảnh điểm du lịch lên sàn OCOP 4 sao đầu tiên ở miền Tây - 6

Toàn bản Dạ cổ hoài lang bất hủ của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu được ông sáng tác năm 1919. Đây là bản hát tiền thân cho bài Vọng cổ mà sau này được gọi là "bài ca vua" trên sân khấu cải lương Nam Bộ, được in trang trọng tại khu lưu niệm.

Cận cảnh điểm du lịch lên sàn OCOP 4 sao đầu tiên ở miền Tây - 7

Tượng các loại nhạc cụ dùng trong hát đờn ca tài tử, như: Đờn (đàn) kìm, đờn cò, đờn bầu, đờn tranh, song lang (loan)...

Cận cảnh điểm du lịch lên sàn OCOP 4 sao đầu tiên ở miền Tây - 8

Mô hình của một nhóm người đang hát đờn ca tài tử. Người dân thường tổ chức hát trong nhà, ngoài vườn, hay trên sông (đi thuyền, ghe...)...

Cận cảnh điểm du lịch lên sàn OCOP 4 sao đầu tiên ở miền Tây - 9

Tượng của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu đang cầm đờn (đàn) kìm, người đã góp phần rất lớn làm nên tên tuổi của nghệ thuật đờn ca tài tử, cải lương sau này. Chính cây đờn kìm cũng được xem là biểu tượng văn hóa của Bạc Liêu.

Cận cảnh điểm du lịch lên sàn OCOP 4 sao đầu tiên ở miền Tây - 10

Trong khu lưu niệm còn có phần mộ của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và người thân.

Tháng 12/2013, tổ chức UNESCO chính thức công nhận Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Năm 2019, Bạc Liêu cũng đã tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày ra đời bản Dạ cổ hoài lang (1919 - 2019).

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm