Biển hiệu tiếng Anh khiến du khách vừa buồn cười vừa bối rối
(Dân trí) - Tại các nước châu Á, vẫn còn hiện tượng những biển hiệu bằng tiếng Anh dùng sai ngữ pháp, nhầm lẫn từ hay lỗi chính tả.
Những biển hiệu, biển quảng cáo được dịch sang tiếng Anh với nhiều lỗi sai xuất hiện trên đường phố có thể gây bất tiện cho khách du lịch. Chính quyền Trung Quốc từng mở chiến dịch xóa sổ "Chinglish" - cụm từ để chỉ tiếng Anh sai ngữ nghĩa mà người Trung Quốc quen sử dụng. Cùng nhìn lại những biển tiếng Anh gây cười tại một số quốc gia châu Á.
Một tấm biển cảnh báo "bảo vệ di tích" tại thành phố Thượng Hải được dịch sang tiếng Anh "khá lạ".
Khách sạn Mount Fuji View ở Nhật Bản khiến du khách "hốt hoảng" với bảng thông tin chỉ dẫn liên hệ tiếp tân để lấy "pubic hair dryer” (tạm dịch: máy sấy vùng kín). Trên thực tế, phải viết là "public hair dryer" (máy sấy tóc công cộng) mới đúng.
Biển thông báo bằng tiếng Anh tại một khách sạn ở Đài Trung, Đài Loan với nội dung bể bơi tạm thời đóng cửa do trời mưa được viết khá lộn xộn.
Bảng thông báo tại một khách sạn tại thủ đô Bangkok, Thái Lan khiến du khách hiểu nhầm "Hãy liên hệ với lễ tân nếu bạn muốn dọn dẹp phòng."
Thực đơn với món mực đủ loại tại một nhà hàng ở vịnh Hạ Long được dịch khá "ngây ngô". Người dịch nhầm lẫn giữa con mực dùng trong thực phẩm và mực viết chữ.
Một du khách Việt Nam đã phát hiện bảng chỉ dẫn thông tin trong sân bay Tân Sơn Nhất viết thiếu chữ R. Cụm từ đầy đủ phải là "Information".
Một khách sạn khác ở Hong Kong "cảnh báo" du khách với lời nhắn nhủ: "Đừng có hét lên" thay vì ý nghĩa "Không nên ồn ào".
Một biển cảnh báo bằng tiếng Anh khiến du khách khó lòng hiểu nổi.
Nếu du khách hiểu theo lời nhắc nhở bằng tiếng Anh sẽ là: "Làm sao bạn có thể bước chân lên thảm cỏ".
Huy Hoàng
(tổng hợp)