Bật cười trước lễ hội Sumo dọa trẻ con khóc ở Nhật Bản

(Dân trí) - Nếu như các mẹ thường không muốn trẻ khóc nhiều thì người dân Nhật Bản lại tổ chức cuộc thi nhằm chọn ra quán quân nhí khóc to, dai nhất.


Cứ mỗi độ tháng 4 về, các bà mẹ Nhật Bản và cả khách du lịch lại háo hức chờ đợi lễ hội “Dọa trẻ con khóc” hay còn gọi là “Bé khóc cùng Sumo”. Lễ hội có lịch sử hơn 400 năm và thường được ngay giữa thủ đô Tokyo tại đền Sensoji.

Những đứa trẻ sơ sinh dự thi nằm trong độ tuổi từ 6 – 18 tháng tuổi và mỗi năm có từ 50 – 100 bé tham gia dự thi. Tại đây, các em được diện bộ áo truyền thống, đeo dây lưng do hai võ sĩ sumo cưng nựng và đứng đối diện nhau.

Bật cười trước lễ hội Sumo dọa trẻ con khóc ở Nhật Bản


Bật cười trước lễ hội Sumo dọa trẻ con khóc ở Nhật Bản

Luật thi đấu khá đơn giản gồm hai võ sĩ sumo, mỗi người bế một đứa bé đứng đối diện nhau, ở giữa là trọng tài. Các sumo có nhiều cách khác nhau để cho trẻ khóc như lắc nhẹ bé, làm mặt xấu hay thậm chí… gào vào mặt bé. Nhưng nếu bé vẫn không khóc, hay thậm chí cười thích thú, biện pháp mạnh hơn sẽ được sử dụng. Một nhà sư mang mặt nạ quỷ sẽ được cử vào để khiến bé khóc thét lên mới thôi.

Võ sĩ sumo nào làm cho đứa bé khóc trước là người chiến thắng. Tuy nhiên, nếu cả hai em cùng bật khóc thì trọng tài sẽ bình chọn cho người có tiếng thét to, rõ ràng. Nhiều trường hợp, dù võ sĩ sumo áp dụng đủ “chiêu thức chọc cho trẻ khóc”, nhưng nhiều bé thay vì khóc lại “nhăn răng” cười.

Bật cười trước lễ hội Sumo dọa trẻ con khóc ở Nhật Bản


Bật cười trước lễ hội Sumo dọa trẻ con khóc ở Nhật Bản

Người dân xứ sở hoa Anh đào tin rằng một đứa trẻ khóc to, phản ứng dữ dội trong trường hợp này sẽ chứng tỏ chúng khỏe mạnh, tự tin và lớn nhanh hơn những đứa không khóc. Một lí do khác liên quan đến tâm linh khiến Nhật Bản tổ chức lễ hội này hàng năm là vì họ nghĩ rằng việc đứa trẻ khóc thật to sẽ giúp xua đuổi ma quỷ thường quấy nhiễu chúng. Điều bất ngờ là chính các bà mẹ Nhật lại không có vẻ xót con mà tự tay bế chúng cho các Sumo.

Minh Anh (tổng hợp)