Thủng màng nhĩ lâu năm vẫn có thể nghe lại được

Khi vị bác sĩ trực tiếp điều trị cho mình cho biết: Chị sẽ có thể nghe lại tiếng con mình gọi mẹ trở lại, chị L.M.A vẫn bán tín bán nghi về việc sẽ có ngày mình "chiến thắng" được căn bệnh quái ác...

“Con ghét mẹ vì con gọi mà mẹ không trả lời con”, nhận được lá thư viết tay nguệch ngoạc của cậu con tri 6 tuổi, chị L.M.A thắt cả tim và bật khóc. Chị nào muốn bỏ lơ con trai, nào muốn con ghét mình, chỉ vì hơn 2 tháng nay khả năng nghe của chị ngày càng kém và có những lúc gần như không nghe được gì...

Rồi, chị tìm đến bệnh viện FV trong tình trạng hai tai đều bị đau nhức, chảy mủ và khả năng nghe giảm đáng kể. Chia sẻ về bệnh cảnh của mình với bác sĩ Nguyễn Quảng Đại, Trưởng khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện FV, chị A. cho biết: “Trước đây, tai tôi cũng thỉnh thoảng khó chịu nhưng không đau nhức gì và khả năng nghe cũng bình thường. Nhưng sau khi sinh con vào khoảng cuối năm 2011, hai tai tôi bị chảy mủ, đau nhức và nghe ngày càng kém”.

Một ca phẫu thuật tại bệnh viện FV
Một ca phẫu thuật tại bệnh viện FV

Thật sự trong cả năm trở lại đây, chị  L.M.A đã không thể chăm sóc chồng con và hoàn thành tốt công việc của cơ sở kinh doanh mà mình đã tâm huyết xây dựng. Bởi, căn bệnh "quái ác" này đã khiến chị trở nên trầm cảm và trở nên sợ tiếp xúc với mọi người, kể cả con trai nhỏ của mình.

Còn khi nói về bệnh nhân khá đặc biệt này của mình, bác sĩ Đại nhớ lại: “Lúc gặp tôi, bệnh nhân từng phẫu thuật nhưng tình trạng viêm tai tái lại rất nhanh, kéo theo tai phải bắt đầu chảy mủ. Đây là bệnh viêm tai giữa mủ mạn tính có Cholesteatoma - một dạng viêm tai nguy hiểm do sự ứ đọng biểu bì gây nhiễm trùng và tiêu hủy xương. Nếu để lâu hơn, bệnh nhân có thể mất thính lực và điếc hoàn toàn"

Bác sĩ Nguyễn Quảng Đại đang nghiên cứu một ca tổn thương màn nhĩ
Bác sĩ Nguyễn Quảng Đại đang nghiên cứu một ca tổn thương màn nhĩ

"Trong quá trình phẫu thuật, bên cạnh làm sạch biểu bì, giữ cho tai khô ráo sau phẫu thuật, tôi đã cố gắng tái tạo các cấu trúc xương dẫn truyền âm thanh trong tai bệnh nhân để đảm bảo chị có thể phục hồi khả năng nghe tốt nhất. Tôi vẫn còn nhớ rõ tiếng reo vui của bệnh nhân khi mở băng sau phẫu thuật, chị đã nghe lại được âm thanh của cuộc sống một cách rõ ràng với đôi tai khô ráo…” - BS Đại cho biết cụ thể thêm.

Vị bác sĩ này chia sẻ: “Chữa được bệnh là chuyện nhiều bác sĩ làm được nhưng chữa sao để bệnh nhân có thể đảm bảo chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật mới là điều khiến tôi trăn trở và quan tâm. Vùng Tai - Tai thần kinh và Sàn sọ có cấu trúc giải phẫu gần như phức tạp nhất nhì trong cơ thể nên từng thao tác dù là nhỏ cũng phải tuyệt đối chính xác.

Bác sĩ Đại thăm khám một bệnh nhân
Bác sĩ Đại thăm khám một bệnh nhân

Có rất nhiều Phương pháp y học mới trong lĩnh vực mổ Tai-Tai Thần Kinh và Sàn Sọ, nhưng với mỗi bệnh nhân, người bác sĩ có trách nhiệm hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa khác, xem xét kỹ lưỡng và chọn ra một phương pháp thích hợp nhất mới đem lại cho bệnh nhân một cuộc sống chất lượng. Ví dụ như mổ điếc, không chỉ đơn giản là vá màng nhĩ, gắn trợ thính mà phải làm sao để bệnh nhân có thể nghe một các tốt nhất… Mỗi bệnh nhân sau khi điều trị điếc đến tôi tái khám, tôi đều làm một động tác nhỏ là chờ họ quay lưng đi thì tôi gọi tên, gọi nhỏ tiếng lắm nhưng thấy hạ quay lại, hỏi có phải tôi vừa gọi là nói thiệc, tôi vui còn hơn trúng số…

"Không chỉ vạch sẵn phương hướng phẫu thuật chi tiết, tôi cùng các đồng nghiệp còn phải dự trù phương án dự phòng để sẵn sàng cho mọi tình huống. Bước vào phòng mổ là tôi đặt cả sự nghiệp, danh dự và đôi khi cả… tính mạng của mình trên mỗi nhát dao cắt. Bởi tôi hiểu rằng mình đang nắm trong tay sinh mạng của bệnh nhân!” -  BS Đại tâm sự.

Có thể nói, vá màng nhĩ đã rách lâu năm, dính cơ. Hay phương pháp đoạn lưỡi cho bệnh nhân ung thư bị hoại tử toàn bộ lưỡi rồi lấy vạt da tái tạo lưỡi mới; Cấy ghép ốc điện tử vào tai giúp bệnh nhân mất thính lực nghe âm thanh... Những ca hiếm gặp như vậy đã đều được bác sĩ  Quảng Đại điều đã  "chinh phục" thành công trong gần 20 năm khoác áo "blue trắng" của mình.

Được biết cho đến thời điểm năm 2009,  bác sĩ Nguyễn Quảng Đại là  người đầu tiên và cũng là một trong rất ít người trong giới  y khoa tại TPHCM, giành được học bổng FISCH (Fisch International Microsur- gery Foundation) - Một chương trình học bổng uy tín của Thụy Sĩ - do chính bậc thầy trong lĩnh vực phẫu thuật chuyên khoa Tai - Thần kinh và Sàn sọ,  Giáo sư Ugo Fisch trao tặng.

P.V