Rùng mình với nghi lễ... ném bé cầu may

(Dân trí) - Thoạt đầu, khi chứng kiến cảnh một em bé tại Ấn Độ bị ném từ trên cao xuống, nhiều người sẽ nghĩ là một cảnh trong một bộ phim kinh dị nhưng thực tế, đó lại là một cảnh của nghi lễ có tên: “ném bé cầu may”.

Cảnh tượng “khó coi” của nghi lễ ném bé cầu may được diễn ra hàng năm tại bang Karnataka, Ấn Độ, khiến nhiều người “rợn tóc gáy”. Tuy nhiên, nghi lễ này được tin rằng sẽ mang lại cho các em bé sức khỏe và sự may mắn.

 

Nghi lễ rùng rợn này được cho là xuất phát từ những thế kỷ trước



Nghi lễ rùng rợn này được cho là xuất phát từ những thế kỷ trước  và được truyền bá rộng rãi tại Ấn Độ, chủ yếu là ở những người theo Đạo Hồi và Đạo Hindu. Trong một video quay lại một buổi lễ vào năm 2009 thấy xuất hiện hình ảnh một em bé khóc thét vì sợ hãi khi bị các tu sĩ tóm lấy chân tay, nhấc bổng người lên, lắc mạnh rồi ném từ độ cao gần 10m xuống tấm chăn căng sẵn phía dưới. Khi đứa bé hạ cánh an toàn, đám đông sẽ luân phiên chuyền nhau đứa bé trước khi đưa em trở lại với bố mẹ.

 

Được biết, năm 2011, các nhà hoạt động xã hội vì quyền lợi của trẻ em đã vận động chính quyền địa phương bãi bỏ nghi lễ rùng rợn này. Tuy nhiên, tuần trước một buổi lễ tương tự lại xảy ra tại ngôi đền Digambeshwara ở làng Nagrala.

 

Nghi lễ rùng rợn này được cho là xuất phát từ những thế kỷ trước



Ông Verma từ Ủy ban quốc gia về bảo vệ quyền lợi trẻ em cho biết: “Tôi hoàn toàn bị sốc với nghi lễ này. Đó không đơn thuần là nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Chúng tôi cần giáo dục cho những người tham gia vào nghi lễ rùng rợn này, bao gồm cả các vị tu sĩ và những người dân. Tuy nhiên, những người tham gia lại cho rằng họ tham gia những nghi lễ đó vì tôn giáo của họ”.

 

Nghi lễ rùng rợn này được cho là xuất phát từ những thế kỷ trước



“Chính niềm tin tôn giáo của chúng tôi đã đưa nhiều người trong chúng tôi tới với nghi lễ hàng năm này”, một nguời dân tham gia nhận định.

 

Bùi Huyền

Theo DM