Những điều cần biết để cấp cứu nạn nhân đuối nước

Đuối nước có thể xảy ra quanh năm nhưng tỷ lệ cao xảy ra trong mùa hè. Đây là thời gian học sinh được nghỉ hè vui chơi, nhất là đi tắm biển, dã ngoại trên sông hoặc bơi lội. Vì quá mải mê vui chơi hoặc thiếu trang bị kiến thức về đuối nước đã dẫn đến tai nạn đuối nước tăng cao.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đuối nước: không biết bơi, chơi ở những khu vực nguy hiểm như ao hồ, sông, suối, chơi ở những hố nước các công trình xây dựng, bể, giếng nước có thành quá thấp, không có nắp đậy, tập bơi ở những nơi không có biển báo an toàn, tập bơi quá nhiều khi sức khỏe không đảm bảo, đi ra đường khi ngập nước bị sa chân xuống hố sâu,… Thậm chí nhiều người lớn, bơi giỏi vẫn có nếu như lơ là, chủ quan.

Những điều cần biết để cấp cứu nạn nhân đuối nước - 1

 

Cấp cứu người bị đuối nước

chủ yếu được xử trí và cấp cứu tại chỗ mới có cơ hội cứu sống chứ không phải là được cứu sống tại cơ sở y tế. Việc cấp cứu chủ yếu là thông thoáng đường thở và hồi sức tim phổi. Cần có sự hỗ trợ của mọi người xung quanh, người đi kèm để đảm bảo an toàn cho cả nạn nhân và người cấp cứu.

Trước hết khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu. Đồng thời, cần nhanh chóng tìm bất kỳ vật dụng nào để có thể cứu gián tiếp như: cây sào, phao, áo, quần, dây nịt… để nạn nhân bám vào các vật dụng này và kéo dần vào bờ. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.

Cấp cứu nạn nhân tại chỗ:

Nạn nhân còn dưới nước: Hô hoán mọi người đến hỗ trợ; không nhảy xuống nước nếu không biết bơi.

Nạn nhân ở gần bờ: đưa, ném gậy, sào, phao có dây buộc... để kéo nạn nhân vào bờ.

Nạn nhân xa bờ:đi cứu nạn nhân tốt nhất bằng thuyền. Nếu biết bơi, đảm bảo buộc dây thừng quanh người, sau đó đưa đầu dây kia cho người khác trên bờ giữ, bơi ra tiếp cận nạn nhân. Giữ tay nạn nhân về phía sau để kéo hoặc nắm tóc kéo. Trường hợp nạn nhân còn tỉnh, trấn an. Luôn nâng cằm mặt nạn nhân lên khỏi mặt nước. Sau đó báo cho người trên bờ kéo nạn nhân và bạn vào. Trường hợp có phao vẫn nên buộc dây quanh người và đưa nạn nhân vào bờ.

Nạn nhân đã được đưa lên bờ:

Xem nạn nhân còn tỉnh hay mê. Nếu nạn nhân tỉnh, tiến hành lấy hết dị vật ở mũi, miệng. Để nạn nhân nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên, an ủi, đông viên nạn nhân. Nếu nạn nhân thở yếu, bất tỉnh, thông đường thở bằng cách dùng tay lấy hết dị vật, bùn đất trong mũi miệng của nạn nhân. Móc họng hoặc ép bụng để nước trào ra ngoài. Nếu nạn nhân đã ngừng thở, dốc ngược nạn nhân phối hợp với ép bụng để tháo nước ra. Thủ thuật này cần tiến hành nhanh gọn không quá 30 giây sau đó tiến hành hồi sức tim phổi theo cách :

Hô hấp miệng - miệng: đặt nạn nhân nằm ngửa, hồi sức hô hấp miệng-miệng bằng cách lấy tay bịt mũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu rồi ngậm kín miệng nạn nhân thổi một hơi dài rồi buông ra. Tiếp tục làm thêm hai lần như vậy.

Lưu ý: Chỉ hồi sức hô hấp khi đã làm thông thoáng họng nạn nhân. Mỗi lần hô hấp lại nhìn ngực xem có di động sau mỗi lần thổi ngạt hay không

Ép tim ngoài lồng ngực: Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực bằng cách đan hai tay vào nhau, đặt lên vị trí 1/3 dưới xương ức, ép lún sâu 5 cm và ép liên tục khoảng 30 lần,. Luân phiên hai lần hồi sức hô hấp - 30 lần ép tim như vậy cho đến khi nạn nhân tỉnh lại, hoặc có nhân viên y tế đến hỗ trợ.

Lưu ý: Ép tim nhanh tới 100 lần/phút; không nên dịch chuyển nạn nhân để có thể tiến hành cấp cứu liên tục cho đến khi nạn nhân ổn định. Nếu nạn nhân đã ổn định: để nạn nhân nằm ngửa, đầu quay sang một bên, kê gối dưới 2 vai, nới rộng quần áo hoặc thay quần áo khô, ủ ấm nạn nhân.

Gọi hỗ trợ y tế

Khi gọi hỗ trợ cấp cứu y tế: 115 hoặc cơ sở y tế gần nhất, nên cung cấp thông tin y tế đầy đủ về nạn nhân cũng như tình trạng để được tư vấn xử trí và chuẩn bị đồ, nhân viên phù hợp cho việc cấp cứu. Lưu ý thông báo chi tiết tình trạng nạn nhân và tình huống xảy ra tai nạn để được xử lý tiếp tục khi chờ hỗ trợ y tế.

Theo Sức khỏe & Đời sốngđd

Những điều cần biết để cấp cứu nạn nhân đuối nước - 2