Nhà ở hạng sang giữa lòng Thủ đô thành nơi thuê trọ của lao động nghèo

(Dân trí) - Gần 40 căn hộ liền kề nằm trên khu đất vàng phường Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn trong tình trạng xây thô từ chục năm nay, hiện chỉ có những người công nhân, lao động nghèo đến ở trọ.

Tọa lạc trên con phố Yên Hạ đông đúc, gần 40 căn nhà liền kề của lô L1 (Yên Hòa, Cầu Giấy) dù đã được hoàn thành hết phần thô nhưng ở trong tình trạng “đóng băng” đã gần 10 năm nay. Nằm tại vị trí đắc địa, đường vào rộng rãi, xung quanh đầy đủ các dịch vụ tiện ích, cách đó không xa là những căn biệt thự xa hoa nhưng dãy nhà liền kề này vẫn không có chủ đến ở. Một số người dân xung quanh cho biết, đây vốn là khu nhà giãn dân cho các hộ gia đình khi thực hiện dự án làm kênh thoát nước nổi cách đó không xa.
Tọa lạc trên con phố Yên Hạ đông đúc, gần 40 căn nhà liền kề của lô L1 (Yên Hòa, Cầu Giấy) dù đã được hoàn thành hết phần thô nhưng ở trong tình trạng “đóng băng” đã gần 10 năm nay. Nằm tại vị trí đắc địa, đường vào rộng rãi, xung quanh đầy đủ các dịch vụ tiện ích, cách đó không xa là những căn biệt thự xa hoa nhưng dãy nhà liền kề này vẫn không có chủ đến ở. Một số người dân xung quanh cho biết, đây vốn là khu nhà giãn dân cho các hộ gia đình khi thực hiện dự án làm kênh thoát nước nổi cách đó không xa.

Cả mặt trước và mặt sau khu nhà đều có các hộ dân sinh sống. Theo tìm hiểu của PV, trước đây mảnh đất này là ruộng trống và đường đi. Đã từng có nhiều dự án được đưa ra như làm vườn hoa, xây chợ,… nhưng đều không thực hiện được. Khi xây lên dãy nhà liền kề, đã có nhiều người đến hỏi mua nhưng đều không liên lạc được với chủ.
Cả mặt trước và mặt sau khu nhà đều có các hộ dân sinh sống. Theo tìm hiểu của PV, trước đây mảnh đất này là ruộng trống và đường đi. Đã từng có nhiều dự án được đưa ra như làm vườn hoa, xây chợ,… nhưng đều không thực hiện được. Khi xây lên dãy nhà liền kề, đã có nhiều người đến hỏi mua nhưng đều không liên lạc được với chủ.


Dần dần, dãy nhà liền kề trở thành nơi ở trọ cho những người công nhân đến từ mọi miền đất nước. Có những người đến từ cùng một công xưởng, xí nghiệp, nhà máy, nhưng cũng có rất nhiều các lao động tự do. Họ tụ về sống dưới một mái nhà, cùng sinh hoạt chung, cùng giúp đỡ nhau trong mọi công việc hàng ngày.

Dần dần, dãy nhà liền kề trở thành nơi ở trọ cho những người công nhân đến từ mọi miền đất nước. Có những người đến từ cùng một công xưởng, xí nghiệp, nhà máy, nhưng cũng có rất nhiều các lao động tự do. Họ tụ về sống dưới một mái nhà, cùng sinh hoạt chung, cùng giúp đỡ nhau trong mọi công việc hàng ngày.

Mỗi căn nhà 3 tầng có diện tích khoảng 60m2. Đây là nơi che nắng, trú mưa của khoảng 15 – 20 người công nhân, lao động nghèo. Cá biệt, có căn còn lên đến 30 người cùng chung sống. Thông thường, tầng 1 là nơi đặt vật liệu xây dựng, để xe máy hoặc sẽ được sắp đặt khéo léo sao cho vừa đủ chỗ cho bếp và 2-3 chiếc giường.
Mỗi căn nhà 3 tầng có diện tích khoảng 60m2. Đây là nơi che nắng, trú mưa của khoảng 15 – 20 người công nhân, lao động nghèo. Cá biệt, có căn còn lên đến 30 người cùng chung sống. Thông thường, tầng 1 là nơi đặt vật liệu xây dựng, để xe máy hoặc sẽ được sắp đặt khéo léo sao cho vừa đủ chỗ cho bếp và 2-3 chiếc giường.

Đồ dùng của những người lao động trọ tại đây cũng rất đơn giản, chỉ có vài bộ quần áo, chiếc ba lô nhỏ và mũ bảo hộ. Nhà nào “khá giả” hơn thì sắm được chiếc ti vi nhỏ đặt trên đầu giường.
Đồ dùng của những người lao động trọ tại đây cũng rất đơn giản, chỉ có vài bộ quần áo, chiếc ba lô nhỏ và mũ bảo hộ. Nhà nào “khá giả” hơn thì sắm được chiếc ti vi nhỏ đặt trên đầu giường.

Hệ thống dây điện mắc chằng chịt trên khắp các bức tường. Trong căn gác 2 – nơi trọ của vợ chồng anh Tuấn (Thanh Hóa) cùng 4 người khác, thi thoảng lại bốc lên một mùi ngai ngái khó chịu từ căn phòng để rác nằm ngăn cách giữa hai phòng ngủ.
Hệ thống dây điện mắc chằng chịt trên khắp các bức tường. Trong căn gác 2 – nơi trọ của vợ chồng anh Tuấn (Thanh Hóa) cùng 4 người khác, thi thoảng lại bốc lên một mùi ngai ngái khó chịu từ căn phòng để rác nằm ngăn cách giữa hai phòng ngủ.

Bữa cơm của các công nhân thường bắt đầu ngay sau khi họ từ công trường trở về. Vừa ăn, họ vừa tếu táo với nhau bằng những câu chuyện không đầu không cuối. Một công nhân chia sẻ: “Bữa cơm nào cũng có thịt, có rau, nhìn chung khá đầy đủ. Thực ra, chúng tôi chỉ cần có chỗ nghỉ ngơi sau 1 ngày làm việc, ăn được bữa cơm, ăn xong là lăn ra ngủ không còn biết trời đất gì nữa rồi”.
Bữa cơm của các công nhân thường bắt đầu ngay sau khi họ từ công trường trở về. Vừa ăn, họ vừa tếu táo với nhau bằng những câu chuyện không đầu không cuối. Một công nhân chia sẻ: “Bữa cơm nào cũng có thịt, có rau, nhìn chung khá đầy đủ. Thực ra, chúng tôi chỉ cần có chỗ nghỉ ngơi sau 1 ngày làm việc, ăn được bữa cơm, ăn xong là lăn ra ngủ không còn biết trời đất gì nữa rồi”.

Chú H. từ Hưng Yên lên Hà Nội làm nghề bán than đã được gần chục năm nay. Chú tâm sự: “Tháng đi làm chỉ đủ lo cho các con ở quê bữa ăn đạm bạc, may có được chỗ trọ này cũng đỡ lo một phần”.
Chú H. từ Hưng Yên lên Hà Nội làm nghề bán than đã được gần chục năm nay. Chú tâm sự: “Tháng đi làm chỉ đủ lo cho các con ở quê bữa ăn đạm bạc, may có được chỗ trọ này cũng đỡ lo một phần”.

Khu vực vòi nước sinh hoạt chung cho các gia đình. Vào mỗi giờ tan tầm hoặc sau giờ ăn cơm, đây là nơi tắm rửa, giặt giũ. Những lúc khác, khu vực này trở thành sân chơi cho những đứa trẻ trong khu trọ của lao động nghèo.
Khu vực vòi nước sinh hoạt chung cho các gia đình. Vào mỗi giờ tan tầm hoặc sau giờ ăn cơm, đây là nơi tắm rửa, giặt giũ. Những lúc khác, khu vực này trở thành sân chơi cho những đứa trẻ trong khu trọ của lao động nghèo.

Chiếc mũ bảo hộ gắn bó với những người công nhân nơi đây giờ có thêm chức năng mới: làm gáo múc nước.
Chiếc mũ bảo hộ gắn bó với những người công nhân nơi đây giờ có thêm chức năng mới: làm gáo múc nước.

Được biết, những người cùng làm trong một xí nghiệp, công trường hay công ty thì được chủ thuê nhà giúp, mọi thứ hoàn toàn miễn phí. Còn với các công nhân tự do, họ phải tự bỏ khoảng 500.000 – 600.000 đồng/ phòng/ tháng.
Được biết, những người cùng làm trong một xí nghiệp, công trường hay công ty thì được chủ thuê nhà giúp, mọi thứ hoàn toàn miễn phí. Còn với các công nhân tự do, họ phải tự bỏ khoảng 500.000 – 600.000 đồng/ phòng/ tháng.

Tấm bạt được căng ra tạm bợ thay thế cho khung cửa sổ che mưa, che nắng. “Mưa gió cũng có hắt, nắng chiếu xuyên vào cũng khiến căn phòng ngột ngạt, bí bách hơn. Nhưng có chỗ ở, không mất tiền thuê là sướng rồi, tí gió mưa cũng chả ảnh hưởng gì”, một người công nhân trẻ lên tiếng.
Tấm bạt được căng ra tạm bợ thay thế cho khung cửa sổ che mưa, che nắng. “Mưa gió cũng có hắt, nắng chiếu xuyên vào cũng khiến căn phòng ngột ngạt, bí bách hơn. Nhưng có chỗ ở, không mất tiền thuê là sướng rồi, tí gió mưa cũng chả ảnh hưởng gì”, một người công nhân trẻ lên tiếng.

Nơi tắm rửa, vệ sinh chính của công nhân xóm trọ nằm ngay ở đầu hồi dãy nhà.
Nơi tắm rửa, vệ sinh chính của công nhân xóm trọ nằm ngay ở đầu hồi dãy nhà.

Trong 36 căn nhà nằm trong dãy nhà liền kề, chỉ có duy nhất một nhà ở địa chỉ số 1, lô 1 (Yên Hòa, Cầu Giấy) có người chuyển đến sinh sống.
Trong 36 căn nhà nằm trong dãy nhà liền kề, chỉ có duy nhất một nhà ở địa chỉ số 1, lô 1 (Yên Hòa, Cầu Giấy) có người chuyển đến sinh sống.

Hoàng Ngọc