“Máy định giá nhựa” – Cái giá thực sự mà chúng ta phải trả cho việc dùng nhựa là gì?

(Dân trí) - Lần đầu tiên, một “cỗ máy định giá thật sự của nhựa” đã xuất hiện tại bãi biển Kim Liên, thành phố Đà Nẵng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng thành phố biển xinh đẹp này. Vì sao cỗ máy này lại có tên gọi đặc biệt như vậy?

Sự ra đời của nhựa vốn mang lại những tiện ích cho con người, nhưng liệu có bao giờ bạn tự hỏi, những chai nhựa hay chiếc túi nilon - vật dụng quen thuộc với cuộc sống thường nhật của chúng ta hằng ngày, lại chính là những tác nhân âm thầm làm ô nhiễm môi trường? Chúng ta mua cà phê trong một chiếc ly nhựa có nắp, ta chỉ phải bỏ tiền cà phê; chúng ta mua rau, củ, quả được đựng trong túi nilon miễn phí; chúng ta không bao giờ phải chi thêm tiền cho một chiếc ống hút khi mua trà sữa. Nhưng cái giá thật sự mà chúng ta phải trả khi sử dụng và xả rác thải nhựa thực sự là bao nhiêu?

Chính chiếc “máy định giá thật sự của nhựa” sẽ trả lời câu hỏi này và cho chúng ta hiểu hơn về vấn đề “ô nhiễm trắng” – ô nhiễm rác thải nhựa.

Cùng theo dõi hành trình của chiếc “máy định giá thật sự của nhựa” tại Đà Nẵng.

“Máy định giá nhựa” – Cái giá thực sự mà chúng ta phải trả cho việc dùng nhựa là gì? - 1
Sự xuất hiện của “máy định giá thật sự của nhựa” đã thu hút sự quan tâm của người dân thành phố biển Đà Nẵng vào đầu tháng 08/2019 vừa qua.

Chiếc máy có tên gọi đặc biệt như vậy, sở dĩ vì công năng đặc biệt của nó - định giá của rác thải nhựa bằng đơn vị tính đặc biệt: những tác hại nghiêm trọng mà môi trường, sinh vật và chính chúng ta đang gánh chịu từ việc sử dụng nhựa ở mức không thể kiểm soát. Cái giá thực sự đắt đỏ đó có thể là 500 năm ô nhiễm đại dương, 100.000 sinh vật biển chết mỗi năm, hay 2.000 hạt vi nhựa đi vào cơ thể… Các hạt vi nhựa này khi vỡ ra sẽ sản sinh rất nhiều chất độc nguy hiểm cho sức khỏe của con người, liên quan đến mất cân bằng hooc-môn và các bệnh thần kinh, hô hấp, làm suy yếu hệ miễn dịch. Những cái giá kể trên không còn tính bằng vật chất, mà phải quy đổi bằng chính sức khỏe của cộng đồng và những người thân yêu của chúng ta.

Nhận thức được việc sử dụng đồ nhựa bừa bãi sẽ phải trả một cái giá lớn đến vậy, chúng ta cần làm gì? Câu trả lời nằm ở sự thay đổi nhận thức và chung tay hành động của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tập thể và cả cộng đồng trong việc giảm thiểu sử dụng nhựa dùng một lần. Mỗi người chúng ta đều nên nhìn nhận một cách trực diện vào vấn đề, rằng đây không còn là nguy cơ trong tương lai, mà nó thực sự đang ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta hằng ngày, hằng giờ.

Cuộc chiến giảm dùng đồ nhựa, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của những người thân yêu đã bắt đầu. Sự quyết tâm và chung tay của từng cá nhân, tập thể, cộng đồng, và sự đồng hành của các doanh nghiệp là không thể thiếu. Nếu các cá nhân là người truyền cảm hứng, thì các doanh nghiệp đóng vai trò lan tỏa mạnh mẽ tinh thần hành động đó để tất cả cùng chung tay bảo vệ môi trường.

“Máy định giá nhựa” – Cái giá thực sự mà chúng ta phải trả cho việc dùng nhựa là gì? - 2
Prudential Việt Nam - doanh nghiệp tiên phong trong các hoạt động hỗ trợ cộng đồng về thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Với vị thế là một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành tài chính - bảo hiểm, Prudential Việt Nam đã tiên phong trong nhiều hoạt động bảo vệ môi trường thiết thực và truyền cảm hứng hành động cho cộng đồng. Và một trong những thách thức đặt ra cho sự phát triển bền vững của chúng ta chính là vấn đề ô nhiễm môi trường và rác thải nhựa.

Hoạt động thu gom rác tại bãi biển Kim Liên (Đà Nẵng) mang tên “Giải cứu đại dương” là một trong các hoạt động kêu gọi sự chung tay hành động của cộng đồng đối với thực trạng này. Đây cũng là sự kiện khởi động chiến dịch “Cái giá thật sự của nhựa” và ra mắt “máy định giá thật sự của nhựa” nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của nhựa, từ đó kêu gọi cộng đồng chung tay thay đổi hành vi tiêu dùng sản phẩm nhựa. “Máy định giá thật sự của nhựa” sẽ hiện diện tại 3 thành phố lớn là Đà Nẵng, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, những nơi có tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế nhanh, dẫn đến sự gia tăng những hệ lụy đến môi trường.

“Máy định giá nhựa” – Cái giá thực sự mà chúng ta phải trả cho việc dùng nhựa là gì? - 3
Sự kiện “Giải cứu đại dương” tại bãi biển Kim Liên thu hút sự tham gia của hơn 800 tình nguyện viên trên khắp cả nước.

Sự kiện “Giải cứu đại dương” đã thu hút sự tham gia của hơn 800 tình nguyện viên Prudential trên khắp cả nước bao gồm đội ngũ tư vấn viên và nhân viên, nhóm cán bộ WWF, cùng với sự quan tâm và hưởng ứng của người dân địa phương phường Hiệp Hòa Bắc, thành phố Đà Nẵng. Trong một buổi sáng, đoàn tình nguyện viên đã thu gom được hơn 1,3 tấn rác thải, trả lại cảnh quang và sự sạch đẹp cho bãi biển Kim Liên này. Không dừng lại ở việc mang đến một bãi biển không rác thải nhựa, chiến dịch “Cái giá thật sự của nhựa” còn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như người dân địa phương về cái giá thật sự của nhựa thông qua “máy định giá thật sự của nhựa”. Đây cũng là hoạt động nằm trong chuỗi hành động của Prudential để thực hiện cam kết thương hiệu mới “Hành động vì cuộc sống tốt đẹp hơn”.

“Máy định giá nhựa” – Cái giá thực sự mà chúng ta phải trả cho việc dùng nhựa là gì? - 4
“Máy định giá nhựa” – Cái giá thực sự mà chúng ta phải trả cho việc dùng nhựa là gì? - 5

Tình nguyện viên Prudential tham gia dọn rác bãi biển trong sự kiện “Giải cứu đại dương” tại Đà Nẵng.

Bên cạnh kiến thức có được về cái giá thực sự phải trả của rác thải nhựa, người tham gia tương tác với “máy định giá thật sự của nhựa” còn nhận được các phần quà ý nghĩa hỗ trợ việc giảm dùng nhựa. Đó là những chiếc túi vải hay bình nước thủy tinh có thể sử dụng nhiều lần, thay thế cho túi nilon hay ly nhựa đựng nước mà chúng ta chỉ sử dụng ngắn hạn một lần. Chính những thói quen nhỏ nhưng ý nghĩa này sẽ tạo nên tầm ảnh hưởng lớn, lan tỏa tinh thần hành động vì cuộc sống tốt đẹp hơn đến những người xung quanh, cũng là để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thân yêu.

Cuộc chiến đương đầu với ô nhiễm rác thải nhựa là cuộc chiến lâu dài. Để có thể chiến thắng “ô nhiễm trắng”, ngoài việc giảm thải và tái chế nhựa, chúng ta cần sự chung tay hành động của cả cộng đồng mà bắt đầu chính là việc thay đổi thói quen của bản thân mỗi chúng ta.

Tất cả hãy cùng hành động, chung tay giảm dùng nhựa.