Doanh nghiệp và môi trường: Cần song hành để phát triển bền vững

(Dân trí) - Tại Hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào năm 2015, 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đã thông qua Chương trình nghị sự toàn cầu về phát triển đến năm 2030. Chương trình nhằm khuyến khích và định hướng cho chính phủ các nước, tổ chức và doanh nghiệp trên toàn thế giới hướng đến phát triển bền vững.

Phát triển bền vững không còn là con đường độc đạo

Văn bản gần 200 quốc gia trên thế giới đã thống nhất nêu rõ 17 mục tiêu phát triển bền vững như một lộ trình để các tổ chức, doanh nghiệp và quốc gia cần theo đuổi nhằm chấm dứt đói nghèo, chống bất bình đẳng và chống biến đổi khí hậu trong 15 năm tới.

Doanh nghiệp và môi trường: Cần song hành để phát triển bền vững - 1
Trong 17 mục tiêu trên có những hạng mục rõ ràng hướng đến duy trì tài nguyên thiên nhiên, hạn chế tác động của con người lên môi trường và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Chương trình cũng nêu rõ chính phủ các nước và các tổ chức, doanh nghiệp cần hành động dựa trên việc đảm bảo quản lý bền vững nguồn nước, đảm bảo việc tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy. Ngoài ra, cần có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó.

Tại Việt Nam trong năm qua, nhiều định chế, giải thưởng cũng như hoạt động khuyến khích doanh nghiệp phát triển bền vững đã được thành lập và thực thi. Chính phủ Việt Nam cũng ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Quan điểm phát triển bền vững của Việt Nam được lồng ghép xuyên suốt trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, được cụ thể hóa với 115 mục tiêu cụ thể để phù hợp với điều kiện và ưu tiên phát triển của quốc gia.

Trong khi đó Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam đã chủ trì thành lập Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam với mục tiêu trao giải thưởng, định hướng và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển dựa trên ba trụ cột: hiệu quả kinh tế, hài hoà về xã hội và thân thiện với môi trường. Hàng loạt các tổ chức tư vấn và kiểm toán quốc tế cũng bổ sung dịch vụ tư vấn phát triển bền vững vào các hạng mục cung cấp cho đối tác khách hàng. Các tổ chức NGO, NPO liên tục triển khai nhiều hội thảo, hội nghị, sự kiện, diễn đàn và giải thưởng dành cho cộng đồng doanh nghiệp.

Có thể thấy, thời gian qua đã có nhiều động thái ở các cấp độ Chính phủ, bộ ngành, các tổ chức xã hội và cộng đồng doanh nghiệp nhằm vạch ra lộ trình hướng đến tăng trưởng kinh tế - xã hội và môi trường đồng bộ và dài lâu. Nhiều chuyên gia nhận định: Phát triển bền vững không còn là con đường độc đạo đòi hỏi nỗ lực đơn phương của từng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, mà đã là xu hướng và yêu cầu cấp thiết mà các bên liên quan của nền kinh tế đều cần tích cực tham gia.

Nỗ lực lớn của doanh nghiệp

Theo Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam, năm qua giải thưởng CSI do hội đồng trao tặng đã vinh danh nhiều doanh nghiệp có sáng kiến hay trong việc bảo vệ môi trường. Nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cải tiến quy trình sản xuất, từ đó tiết kiệm lượng lớn điện năng và lượng nước tiêu thụ. Ngoài ra một số doanh nghiệp ngoại hoạt động tại Việt Nam với tiềm lực mạnh đã triển khai nhiều hoạt động trong tổ chức sản xuất và tái chế chất thải, từ đó góp phần hạn chế tác động môi trường và gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên.

Ông Patrick Chung – Tổng giám đốc Công ty sản xuất giấy bao bì Lee & Man Việt Nam (trụ sở tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) cho biết bên cạnh việc đầu tư cho sản xuất, cung ứng ra thị trường những dòng sản phẩm bao bì chất lượng cao, doanh nghiệp còn chú trọng giải quyết bài toán môi trường.

Doanh nghiệp và môi trường: Cần song hành để phát triển bền vững - 2

Ông khẳng định: “Con đường phát triển đúng đắn của doanh nghiệp không chỉ là con đường tăng trưởng về doanh thu, mà còn cần phải song hành với việc tôn tạo từng cành cây, ngọn cỏ, từng con sông, cánh đồng… cũng như người dân xung quanh”.

Với sản lượng 420.000 tấn thành phẩm mỗi năm, Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc ngành sản xuất giấy bao bì lớn nhất cả nước. Mỗi năm công ty chi hàng triệu đô la Mỹ cho công tác xử lý chất thải, bao gồm nước thải sản xuất, sinh hoạt, chất thải rắn, khử ồn, khử mùi…

Ông Peter Lou – Giám đốc phụ trách môi trường của công ty dẫn số liệu, trong năm qua Lee & Man Việt Nam đã dành 300.000 USD chỉ cho riêng hạng mục khử mùi ở nhà máy xử lý nước thải, 1,1 triệu USD dành cho trang thiết bị. Trong năm nay tiếp tục nhập một đợt máy mới trị giá 865.000 USD và chi phí xây dựng nhà máy xử lý nước thải hơn 288.000 USD.

Doanh nghiệp và môi trường: Cần song hành để phát triển bền vững - 3
Công trình xử lý nước thải nội khu của công ty TNHH Giấy Lee & Man

Hiện công trình xử lý nước thải nội khu được đảm bảo bằng quy trình xử lý 4 bước. Các trạm xử lý tập trung, trạm quan trắc nước thải, khí thải hoạt động tự động liên tục 24/24. Hệ thống giám sát của công ty cũng liên kết trực tiếp với hệ thống của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hậu Giang và liên tục cập nhật thông tin dữ kiện về các chỉ số nước thải qua xử lý.

Doanh nghiệp và môi trường: Cần song hành để phát triển bền vững - 4
Công ty thường xuyên kiểm tra, quan sát các bộ phận của công trình xử lí nước thải.

Ngoài ra trong khuôn viên rộng 420.00m2, bên cạnh khu vực sản xuất còn có hồ sinh thái dung tích hàng chục mét khối chứa nước thải đã qua xử lý. Nước hồ trong xanh không chỉ tạo bầu không khí mát lành quanh hồ mà còn phù hợp để nuôi thả cá.

Bà Monica Phạm – Phó Tổng giám đốc công ty cho biết đây là đàn cá do người dân địa phương ghé thăm và gửi tặng doanh nghiệp: “Có một người nông dân sống bên kia sông Hậu đã đến tham quan, tỏ ra thích thú và tặng chúng tôi thêm một đàn cá như một cách ghi nhận nỗ lực vì môi trường của Lee & Man, một công ty nước ngoài hoàn toàn xa lạ trong mắt họ. Đó là một trong những kỷ niệm khó quên nhất đối với chúng tôi”, ông Peter đại diện doanh nghiệp chia sẻ.

Ông Patrick Chung cũng kỳ vọng công ty trở thành một trong những doanh nghiệp năng động, tích cực theo đuổi yếu tố bền vững tại Việt Nam để đóng góp cho cộng đồng miền Tây nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung.