Apollo đổ bộ lên Mặt trăng: chỉ là một trò lừa gạt?

(Dân trí) - Có thật tàu vũ trụ Apollo 11 đã hạ cánh xuống Mặt trăng năm 1969? Có thật Neil Armstrong đã bước chân vào không gian, cắm cờ Hoa Kỳ và nói những lời tán dương bất hủ? Hay năm ấy ông ta chỉ đơn giản đặt chân vào... một trường quay, với mưu đồ dựng lên vở kịch thám hiểm lớn nhất mọi thời đại?

Gần 4 chục năm sau ngày nhân loại ăn mừng tàu Apollo lập chiến công lịch sử, những nghi ngờ quanh tính hư thực của sự kiện vẫn không ngừng giãy lên nóng hổi trên các diễn đàn thế giới.

 

Cuộc chiến nảy lửa được chia làm 3 phe: một phe là lực lượng trung kiên đặt trọn niềm tin cho kỳ tích Apollo vĩ đại, một bên kịch liệt phản bác đó chỉ là trò dàn dựng không hơn, số còn lại thì phân vân, nửa tin, nửa ngờ.

 

Tháng 12/2006, một trang web nổi tiếng của Mỹ đã thực hiện cuộc thăm dò ý kiến người truy cập bằng câu hỏi: “Bạn có cho rằng vụ đổ bộ của tàu thám hiểm Apollo xuống Mặt trăng là một trò bịp bợm hay không?”

 

Khá bất ngờ, thành tựu khoa học không gian vĩ đại nhất mọi thời đại chỉ chiếm niềm tin tuyệt đối của 55% số người được hỏi - mặc dù đó cũng là con số lớn nhất. Với họ, bước chân lịch sử của Neil Armstrong có lẽ vẫn còn lưu dấu trên ngôi nhà của chị Hằng.

 

Trong khi đó một bộ phận 31% “phản pháo” kịch liệt, rằng những cảnh quay mờ nhạt năm 1969 rất có thể đã được thực hiện trong 1 trường quay bí mật nào đó, ngay trên trái đất. Một số lập luận và “bằng chứng” được họ trích dẫn như sau:

 

- Một tấm hình chụp Neil Armstrong sắp sửa đặt chân ra ngoài không gian. Với góc chụp đó, chắc chắn máy ảnh phải nằm đâu đó trên mặt đất - điều này có thể xảy ra không?

 

- Áp suất bên trong bộ quần áo vũ trụ là cực lớn, vậy tại sao nhà thám hiểm không căng phồng lên như 1 quả bóng bay, mà thậm chí còn thấy họ cúi mình rất nhẹ nhàng.

 

- Nếu nói rằng trên mặt trong không có gió và không khí, tại sao lá quốc kỳ vẫn bay phần phật?

 

- Bóng in xuống mặt đất của lá cờ và của nhà du hành không thuận chiều nhau.

 

- Trong tất cả các tấm hình không có lấy một ánh sao, vậy mà mọi thứ vẫn sáng rõ như ban ngày.

 

- Phi thuyền hạ cánh Lander nặng 17 tấn, vậy mà dấu vết hằn lại trên mặt cát bụi xem chừng còn không rõ bằng bước chân của nhà du hành.

 

Apollo đổ bộ lên Mặt trăng: chỉ là một trò lừa gạt? - 1

Mặt trăng hay một trường quay sống động trên sa mạc Nevada?

 

Quả là một kỳ tích khi máy chụp tự động có thể đưa vào khuôn hình một khung cảnh hoàn hảo như trên - cứ như thể có ai đó đứng sau để điều chỉnh khung ngắm. Tấm hình này sau đó được sử dụng trên mọi quảng cáo và bưu thiếp của NASA.

 

Apollo đổ bộ lên Mặt trăng: chỉ là một trò lừa gạt? - 2

Buzz Aldrin trong tư thế chào cờ (Chú ý ngón tay phải của Aldrin lấp ló sau mũ).

 

Apollo đổ bộ lên Mặt trăng: chỉ là một trò lừa gạt? - 3

Chưa tới vài giây ngay sau đó, đã
thấy tay Buzz Aldrin hạ xuống ngay ngắn, đầu hướng về phía máy ảnh,
trong khi hình ảnh lá cờ giữ y nguyên.

 

14% còn lại không dám đưa ra kết luận cuối cùng.

 

Lẽ dĩ nhiên, kết quả khảo sát dù có biến hóa thế nào đi nữa thì cũng chẳng thể làm thay đổi lịch sử. Vấn đề là có quá ít chứng cứ đủ thuyết phục để xua tan mọi nỗi hoài nghi. Thậm chí sau này, giả sử nhân loại có dịp đặt chân lên Mặt trăng thêm lần nữa, có gửi về Trái đất những hình ảnh nét như pha lên chứng minh Apollo quả thật đã hạ cánh xuống đây năm 1969, thì vẫn sẽ có kẻ huyễn hoặc rằng, đó là cảnh được dựng trước để trò bịp bợm không lộ chân tướng, và sẽ lại có trăm nghìn kẻ nghe theo.

 

Hải Minh

Theo Mysteries

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm