Gia Lai

Lễ hội đường phố Festival văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên: Không gian văn hóa hội tụ

(Dân trí) - Mỗi đoàn nghệ thuật đến tham dự đã mang những tinh hoa văn hóa đặc sắc, thể hiện rõ nét về đời sống sinh hoạt của dân tộc mình. Các đoàn vừa diễu hành, trình diễn nhạc cụ và đi cà kheo, diễn tấu cồng chiêng khiến các du khách và người không không thể rời mắt.

Nằm trong chuỗi hoạt động của Festival văn hóa Cồng Chiêng, lễ hội đường phố là hoạt động mà người dân mong chờ nhất. Theo đó, lễ hội đường phố có đến hơn 26 đoàn nghệ nhân thuộc 04 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng và 17 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai. Các đoàn nghệ thuận đã mặc trang phục truyền thống và nhạc cụ của dân tộc mình, vừa nhảy điệu múa quen thuộc trên đường.

Không gian văn hóa hội tụ trong lễ hội Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Bắt đầu từ nhà Thiếu nhi tỉnh đoàn đã qua diễu hành qua nhiều tuyến đường chính như: Hoàng Văn Thụ, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Quang Trung…Sau diễu hành, các đoàn đã tập trung tại Quảng trường để chuẩn bị cho đêm khai mạc Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

Hòa trong không khí của ngày hội, chị Nguyễn Thị Thanh (giáo viên TP.Pleiku) nói: “Thật sự đây là lần đầu tiên mình được chiêm ngưỡng các dân tộc Tây Nguyên cùng hòa mình trong vũ điệu cồng chiêng. Qua lễ hội mình có thêm sự hiểu biết về nét văn hóa của các dân tộc…Mình mong muốn sau này sẽ có thêm nhiều hoạt động như thế này vừa tạo không khí vui tươi và giáo dục cho thế hệ sau về giá trị văn hóa”.

Lễ hội đường phố 2018 hấp dân du khách bởi sự góp mặt của nhiều dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên:

Lễ hội đường phố có đến hơn 26 đoàn nghệ nhân thuộc 04 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng và 17 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai tham dự
Lễ hội đường phố có đến hơn 26 đoàn nghệ nhân thuộc 04 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng và 17 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai tham dự
Mỗi dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên đã mang đến lễ hội những đặc trưng văn hóa đậm nét của dân tộc mình
Mỗi dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên đã mang đến lễ hội những đặc trưng văn hóa đậm nét của dân tộc mình
Các dân tộc phía Bắc đã vào vùng Tây Nguyên sinh sống mang theo nhưng vẫn lưu giữ bản sắc dân tộc mình
Các dân tộc phía Bắc đã vào vùng Tây Nguyên sinh sống mang theo nhưng vẫn lưu giữ bản sắc dân tộc mình
Những điệu múa, bài chiêng luôn thể hiện rõ nét về đời sống sinh hoạt và tâm linh của của các bà con trên địa bàn Tây Nguyên
Những điệu múa, bài chiêng luôn thể hiện rõ nét về đời sống sinh hoạt và tâm linh của của các bà con trên địa bàn Tây Nguyên
Tuy trải qua thời gian với sự hòa trộn văn hóa, nhưng các đồng bào dân tộc Tây Nguyên vẫn luôn gìn giữ và phát huy những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình
Tuy trải qua thời gian với sự hòa trộn văn hóa, nhưng các đồng bào dân tộc Tây Nguyên vẫn luôn gìn giữ và phát huy những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình

Những cô gái Banar tham gia trong ngày vui lễ hội Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018

Những cô gái Banar tham gia trong ngày vui lễ hội Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018

Thông qua lễ hội còn là sự tiếp nối và truyền lại cho con cháu đời sau để Cồng chiêng không bị mai một
Thông qua lễ hội còn là sự tiếp nối và truyền lại cho con cháu đời sau để Cồng chiêng không bị mai một
Hơn 1000 nghệ nhân Cồng chiêng được huy động trong chuỗi hoạt động lễ hội
Hơn 1000 nghệ nhân Cồng chiêng được huy động trong chuỗi hoạt động lễ hội
Buổi Khai mạc được tổ chức hoành tráng
Buổi Khai mạc được tổ chức hoành tráng

Phạm Hoàng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm