Nền giáo dục nước nhà rất cần những “Người vun trồng” như thế

Cuộc đời của Thầy, trước “khai sáng” sau “vun trồng”, dù làm gì cũng làm với tất cả niềm đam mê cháy bỏng, ý chí kiên định, tận tâm phụng sự và cống hiến đến quên bản thân...

Nhận lãnh sứ mệnh “Người vun trồng”

Giới tim mạch học Hoa Kỳ và thế giới không còn xa lạ gì cái tên Thạch Nguyễn- vị giáo sư đáng kính được biết bao nhiêu thế hệ các GS, BS chuyên khoa Tim mạch trên thế giới ngưỡng mộ, tôn kính. Ông góp phần “khai sáng” phương pháp “cầm tay chỉ việc” trong can thiệp tim mạch tại Trung Quốc hơn 20 năm trước. Ông trăn trở nâng cao trình độ cho các bác sĩ Tim mạch Việt Nam thay vì nâng cấp máy móc, thiết bị. Ông- “Người khai sáng cho tim mạch can thiệp Việt Nam”.

Tháng 10/2016, sau khi chứng kiến nhiều biến cố lớn khiến cho tiến trình học tập của sinh viên khoa Y tại 1 trường đại học đang gây tiếng vang nhờ áp dụng mô hình và giáo trình giảng dạy Y khoa kiểu Mỹ có thể bị ảnh hưởng, GS Thạch Nguyễn vô cùng xót xa, trăn trở. Ông chia sẻ rằng: “Tài năng không nên bị cản trở và sự trưởng thành không nên bị chậm trễ dù vì bất cứ lý do gì. Tôi tự hỏi mình: có thể thu xếp được khối lượng công việc khổng lồ để đảm nhiệm trọng trách quản lý và giáo dục cao quý nhưng cũng đầy khó khăn này hay không ? Vì tôi không bao giờ làm việc gì mà biết rằng mình không thể chu toàn việc đó. Nếu nhận lời làm Trưởng khoa Y, nghĩa là tôi sẽ phải mang đến sự thay đổi toàn diện không chỉ trong quản lý mà cả trong tư duy, nhận thức của mọi người. Tôi phải đem lại được những giá trị, lợi ích gì cho sinh viên để họ tin tưởng và phấn chấn trở lại? Tôi phải làm thế nào để các sinh viên được thúc đẩy, được thử thách, được có cơ hội bay cao, bay xa ?...Muôn vàn câu hỏi khiến tôi thao thức nhiều đêm liền”. Và rồi, GS Thạch Nguyễn đã có câu trả lời. Ông nhận lãnh sứ mệnh “ trồng người” vô cùng cao cả và cũng đầy khó khăn với tất cả sự sáng suốt, bản lĩnh, chân thành, cởi mở, lắng nghe, tận tâm phụng sự.

Người Thầy của những cái mới

Mới trong phương pháp giáo dục: Thầy Thạch Nguyễn là người tiên phong áp dụng những mục tiêu, sứ mệnh, yêu cầu và chương trình chi tiết thực tập nội khoa của ĐH Y khoa New York cho sinh viên năm 3-4 của ĐH Tân Tạo khi đi thực tập tại các bệnh viện Việt Nam. Các cách dạy này cũng đang được áp dụng cho 22 ngàn sinh viên Y Hoa Kỳ. “Học qua bệnh án”, “ Học tập trên ca bệnh” là các phương pháp giảng dạy mới mẻ và tiến bộ của Hoa Kỳ đã được áp dụng vào giáo trình Y khoa từ cuối năm 2016.

Mới trong tư duy quản lý: Cởi mở và minh bạch là cách Thầy Thạch chọn để quản lý Khoa Y và huấn luyện sinh viên. Thầy chia sẻ rộng rãi đến toàn thể giảng viên, nhân viên, phụ huynh và sinh viên những hoạt động đã diễn ra và những sinh hoạt học thuật sắp tới. Viết thông báo như thể viết nhật ký, đậm chất tự sự và vô cùng trung thực.

Mới trong kỹ thuật huấn luyện: “Thầy làm gương và thuyết phục”. Thầy dùng suy nghĩ, tài năng, đạo đức của mình để thu phục học trò và làm gương cho các em học theo. Sinh viên sẽ quan sát cách khám bệnh, hỏi bệnh, nghệ thuật trò chuyện làm giảm cơn đau, cách kê đơn thuốc… của vị giáo sư hướng dẫn để học hỏi, sao chép. Lâu dần, nó sẽ ăn sâu vào suy nghĩ và cách ứng xử của mỗi bác sĩ tương lai và trở thành phẩm chất của họ. Còn khi có vấn đề tranh luận, thầy và trò trên cơ sở bàn bạc, đối thoại để tìm ra cách giải quyết và dung hòa các luồng ý kiến trái ngược. Thầy chỉ gợi mở chứ không áp đặt suy nghĩ của mình lên học trò. Các em sẽ tự ra quyết định.

Mới trong con đường học thuật: chưa bao giờ cơ hội cho sinh viên khoa Y, ĐH Tân bước ra thế giới lại rõ ràng và gần gũi đến như vậy. Các em có mặt trong các Khóa huấn luyện lâm sàng tại Hoa Kỳ. Các em được đọc báo cáo khoa học trước đông đảo đội ngũ giáo sư, bác sĩ đáng kính nhất, tài giỏi nhất trong lĩnh vực Tim can thiệp trên thế giới hiện nay. Các em được tham gia viết sách “ Sổ tay thực tiễn về Tim mạch can thiệp” chung với rất nhiều những GS, bác sĩ có tiếng tại Việt Nam….

Thành tựu trọn đời

Tổng kết lại thành quả của “ Người vun trồng” cao quý này, tôi chỉ xin trích dẫn mấy cảm nghĩ của học trò dành cho Thầy: "Trong các bài phát biểu với YK4, với kinh nghiệm làm việc và giảng dạy của thầy Thạch, em hoàn toàn bị thuyết phục và cảm thấy lựa chọn vào ngành y của mình là đúng đắn, vì thầy Thạch đã truyền cho em "lửa"!( Lê Nguyễn Minh Quân, YK4); "Qua nhiều lần được nghe Thầy Thạch nói chuyện và chia sẻ câu chuyện của Thầy về ngành y, em cảm thấy Thầy như một thân trong gia đình luôn khuyến khích và động viên em đi trên con đường của một bác sĩ"( Lê Minh Khoa, YK3); "Thầy Thạch là một giáo sư có rất nhiều kinh nghiệm và danh tiếng trong ngành y, nhưng không vì vậy mà có khoảng cách với sinh viên. Ngược lại, em luôn cảm thấy, đối với sinh viên, Thầy là một người rất gần gũi và thân thiện."( Lê Trần Thái Huy, YK3)…Thế là đủ, với tấm lòng Người Thầy “ Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

Ngày 12/9/2016 GS. Thạch Nguyễn va cac sinh viên khoa Y Đại học Tân Tạo tham quan nhà máy của công ty United Healthcare.
Ngày 12/9/2016 GS. Thạch Nguyễn va cac sinh viên khoa Y Đại học Tân Tạo tham quan nhà máy của công ty United Healthcare.
Thầy Thạch Nguyễn ( thứ 3 từ trái sang) cùng các SV Y Đại học Tân Tạo tham dự Hội nghị tim mạch thế giới tại Busan, HQ ngày 9-10/12/2016.
Thầy Thạch Nguyễn ( thứ 3 từ trái sang) cùng các SV Y Đại học Tân Tạo tham dự Hội nghị tim mạch thế giới tại Busan, HQ ngày 9-10/12/2016.

GS Thạch Nguyễn cùng GS Kenneth Rosenfield, GS y khoa ĐH Harvard, chủ tịch Hội tim mạch can thiệp Hoa Kỳ đang thảo luận với SV Y năm thứ nhất về phương pháp: Làm sao học Y theo phương pháp của Hoa Kỳ

GS Thạch Nguyễn cùng GS Kenneth Rosenfield, GS y khoa ĐH Harvard, chủ tịch Hội tim mạch can thiệp Hoa Kỳ đang thảo luận với SV Y năm thứ nhất về phương pháp: "Làm sao học Y theo phương pháp của Hoa Kỳ"

Thầy Thạch Nguyễn ( người đi đầu tiên) hướng dẫn sinh viên Y năm thứ nhất đi thực tập tại BV Thống Nhất
Thầy Thạch Nguyễn ( người đi đầu tiên) hướng dẫn sinh viên Y năm thứ nhất đi thực tập tại BV Thống Nhất

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm