Chuyện tái cơ cấu của ngành dược
Tái cơ cấu ngành, nâng cao giá trị gia tăng, liên kết 4 nhà hay đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là những cụm từ liên tục được nhắc đến trong thời gian gần đây và ngành dược cũng không ngoài cuộc. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi đang được đặt ra…
Bao nhiêu là đủ ?
Ở khía cạnh thương mại, dược cũng như hàng trăm ngành nghề sản xuất kinh doanh khác chỉ để phục vụ nền kinh tế quốc dân, đời sống an sinh xã hội. Nhưng với đặc thù là sản phẩm chữa bệnh, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, ngành dược cần có sự “vận động” một cách khoa học. Ở khía cạnh này, hơn ai hết, các doanh nghiệp dược nhận thức rõ họ đang “khát” khoa học công nghệ như thế nào.
Theo ông Nguyễn Chí Linh, TGĐ Công ty CP Dược phẩm OPC – một DN rất “chịu khó” đầu tư cho khoa học công nghệ, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của thuốc nội là nâng hàm lượng khoa học công nghệ trong mỗi viên thuốc thành phẩm. Ngoài ra, cần xác định lợi thế cạnh tranh của DN là gì, sản phẩm nào là chiến lược, và OPC đã chọn đông dược là hướng để đầu tư, phát triển trong dài hạn.
Chiết xuất
Một chuyên gia của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế nhận xét: cách làm của OPC có phần đúng bởi khi chọn sản phẩm chiến lược là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, họ đã chọn những bài thuốc có xuất xứ công thức trong Dược điển. Rồi tìm kiếm đối tác để hợp tác chuyển giao đề với mục tiêu cuối cùng là sản xuất được loại thuốc có chất lượng, hiệu quả điều trị rõ ràng.
Như vậy, khó có thể định lượng hay định tính được rằng: hàm lượng khoa học bao nhiêu là đủ. Điều quan trọng là cách thức đầu tư cho khoa học như thế nào, các bước thực hiện ra sao, để từ đó có được một sản phẩm hoàn hảo.
Dược liệu chưa phải là tất cả
Vào cuối những năm 1990 của thế kỷ trước, hàng loạt “ông lớn” trong ngành dược đã tìm cách “khai hoang” những vùng đất có tiềm năng để phát triển vùng dược liệu. Ban đầu, những vùng dược liệu chỉ xây dựng đơn thuần. Nhưng 20 năm sau, được tổ chức theo mô hình trồng trọt tiên tiến, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác.
Giám đốc Nhà máy Chiết xuất Dược liệu OPC Bắc Giang, ông Hoàng Văn Toản cho biết: một bước tiến trong phát triển vùng dược liệu của OPC là xây dựng nhà máy chiết xuất dược liệu đạt tiêu chuẩn GMP WHO nhằm ổn định chất lượng, chủ động nguồn nguyên liệu và hạ giá thành sản phẩm.
Chuyện tái cơ cấu ngành dược hay chuyện làm thế nào để viên thuốc made in Việt Nam có sức cạnh tranh, thậm chí là xuất khẩu ra thế giới sẽ còn là câu chuyện chưa có hồi kết. Tuy nhiên, việc đầu tư cho công nghệ và nghiên cứu khoa học chắc chắn là nhiệm vụ sống còn đối với doanh nghiệp. Bởi nó phải bắt nguồn từ một chiến lược dài hạn, đầu tư bài bản, trong đó khoa học công nghệ và các tiến bộ kỹ thuật tuyệt đối không thể vắng bóng.
Ở khía cạnh thương mại, dược cũng như hàng trăm ngành nghề sản xuất kinh doanh khác chỉ để phục vụ nền kinh tế quốc dân, đời sống an sinh xã hội. Nhưng với đặc thù là sản phẩm chữa bệnh, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, ngành dược cần có sự “vận động” một cách khoa học. Ở khía cạnh này, hơn ai hết, các doanh nghiệp dược nhận thức rõ họ đang “khát” khoa học công nghệ như thế nào.
6 nồi chiết xuất đa năng
Theo ông Nguyễn Chí Linh, TGĐ Công ty CP Dược phẩm OPC – một DN rất “chịu khó” đầu tư cho khoa học công nghệ, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của thuốc nội là nâng hàm lượng khoa học công nghệ trong mỗi viên thuốc thành phẩm. Ngoài ra, cần xác định lợi thế cạnh tranh của DN là gì, sản phẩm nào là chiến lược, và OPC đã chọn đông dược là hướng để đầu tư, phát triển trong dài hạn.
Chiết xuất
Như vậy, khó có thể định lượng hay định tính được rằng: hàm lượng khoa học bao nhiêu là đủ. Điều quan trọng là cách thức đầu tư cho khoa học như thế nào, các bước thực hiện ra sao, để từ đó có được một sản phẩm hoàn hảo.
Dược liệu chưa phải là tất cả
Vào cuối những năm 1990 của thế kỷ trước, hàng loạt “ông lớn” trong ngành dược đã tìm cách “khai hoang” những vùng đất có tiềm năng để phát triển vùng dược liệu. Ban đầu, những vùng dược liệu chỉ xây dựng đơn thuần. Nhưng 20 năm sau, được tổ chức theo mô hình trồng trọt tiên tiến, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác.
Hệ thống co chân không
Tại tỉnh Bắc Giang, trên một diện tích rộng lớn, vùng dược liệu của OPC đang là niềm mơ ước của rất nhiều doanh nghiệp dược hiện nay. Ban đầu, OPC chỉ trồng dược liệu nhằm phát triển Thuốc trị sỏi thận Kim tiền thảo – một sản phẩm vừa được giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt 2014. Nhưng sau đó, qua sự hợp tác với Trường đại học Y dược TPHCM và Hội khuyến nông tỉnh Bắc Giang, nhiều loại dược liệu khác đã được nhân giống và trồng trọt theo tiêu chí GACP.
Giám đốc Nhà máy Chiết xuất Dược liệu OPC Bắc Giang, ông Hoàng Văn Toản cho biết: một bước tiến trong phát triển vùng dược liệu của OPC là xây dựng nhà máy chiết xuất dược liệu đạt tiêu chuẩn GMP WHO nhằm ổn định chất lượng, chủ động nguồn nguyên liệu và hạ giá thành sản phẩm.
Chiết xuất
Đánh giá về công nghệ chiết xuất dược liệu của các doanh nghiệp dược hiện nay, TS Nguyễn Thị Bích Thu, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cho rằng, đầu tư cho lĩnh vực này cực kỳ tốn kém đòi hỏi DN phải có tiềm lực mạnh và một chiến lược phát triển dài hạn. Bà Thu lấy ví dụ về hệ thống chiết xuất đa năng của OPC là loại chiết xuất được nhiều loại dung môi với nguyên lý hồi lưu tuần hoàn, chiết qua nhiều phân đoạn và tối ưu hóa qui trình chiết để lấy được thành phần có hoạt tính tối ưu nhất. Theo bà Thu, chi phí công nghệ này rất đắt đỏ nhưng một khi đã sở hữu, chắc chắn sản phẩm sẽ có chất lượng cao ngang hàng với các sản phẩm nhập khẩu. Chuyện tái cơ cấu ngành dược hay chuyện làm thế nào để viên thuốc made in Việt Nam có sức cạnh tranh, thậm chí là xuất khẩu ra thế giới sẽ còn là câu chuyện chưa có hồi kết. Tuy nhiên, việc đầu tư cho công nghệ và nghiên cứu khoa học chắc chắn là nhiệm vụ sống còn đối với doanh nghiệp. Bởi nó phải bắt nguồn từ một chiến lược dài hạn, đầu tư bài bản, trong đó khoa học công nghệ và các tiến bộ kỹ thuật tuyệt đối không thể vắng bóng.