Bia Sài Gòn - Phát triển cùng cộng đồng

Sau 38 năm xây dựng và phát triển thương hiệu, Bia Sài Gòn đã đạt được những thành quả đáng tự hào khi đang dẫn đầu ngành Bia Việt Nam và vinh dự đạt “Thương hiệu Quốc Gia” liên tục từ năm 2008 đến nay.

Từ lâu người tiêu dùng Việt đã quen thuộc với thương hiệu Bia Sài Gòn của Tổng CTY CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn. Sau 38 năm xây dựng và phát triển thương hiệu, Bia Sài Gòn đã đạt được những thành quả đáng tự hào khi đang dẫn đầu ngành Bia Việt Nam và vinh dự đạt “Thương hiệu Quốc Gia” liên tục từ năm 2008 đến nay.

Không chỉ chú trọng phát triển doanh nghiệp, Bia Sài Gòn rất quan tâm đến định hình văn hóa doanh nghiệp thông qua nhiều hoạt động nhân văn, vì lợi ích chung của cộng đồng…

Kế thừa và phát huy qua bao thế hệ, thông điệp “Bia Sài Gòn – Chung tay với cộng đồng” đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Tổng công ty, cũng như trên toàn hệ thống.

Mỗi năm, Bia Sài Gòn đóng góp hàng chục tỷ đồng vào các công tác an sinh xã hội như: “Góp quỹ vì Trường Sa thân yêu” – 2 tỷ đồng; quỹ “Tấm lưới nghĩa tình” – hơn 1 tỷ đồng; thực hiện nghị quyết 30A của Chính phủ về chương trình giảm nghèo nhanh & bền vững tại 61 huyện; hỗ trợ huyện Như Xuân (Thanh Hóa) – 5 tỷ đồng; ủng hộ xây cầu huyện Phước Long (Bạc Liêu) – 5 tỷ đồng...

 

Bia Sài Gòn - Phát triển cùng cộng đồng - 1

 

Đặc biệt, với chương trình “Nhịp Cầu Ước Mơ – Kết Nối Đôi Bờ” (phát sóng trên Kênh Let’s Viet lúc 19h30 Chủ nhật cuối cùng mỗi tháng), ở giai đoạn 1 (2014 – 2015) Bia Sài Gòn đã góp phần xây 12 cây cầu ở các tỉnh miền Tây, trị giá 500 triệu đồng/cầu. Với mỗi cây cầu Bia Sài Gòn được khánh thành, không chỉ đem lại một diện mạo mới cho nhiều vùng nông thôn nghèo, mà còn mang đến những lợi ích trực tiếp khi đáp ứng nhu cầu giao thương, sinh hoạt, học tập… thường ngày.

Dự kiến giai đoạn 2 (2015 – 2016), “Nhịp Cầu Ước Mơ – Kết Nối Đôi Bờ” sẽ tiếp tục hành trình qua các xã, huyện có nhu cầu bức thiết về một công trình giao thông để hiện thực hóa giấc mơ của bà con nghèo đang ngày đêm trông ngóng những cây cầu vững chãi, chắc chắn.

 

Bia Sài Gòn - Phát triển cùng cộng đồng - 2

 

Ông Nguyễn Văn Tạo – Chủ tịch UBND huyện Thạnh Hóa (Long An) chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng khi nhìn thấy “Cầu Bia Sài Gòn – Bắc Đông” được xây dựng vững chãi ở quê mình. Hình ảnh bà con từ khắp huyện tìm đến, đi qua cầu mà không chút lo lắng, mặt vui vẻ, tươi cười khiến tôi và tất cả mọi người xúc động; bởi từ đây giao thông cải thiện và an toàn, không còn e ngại trượt cầu khỉ, té sông như xưa nữa”.

Mang tinh thần trách nhiệm là một “thương hiệu vì cộng đồng”, Bia Sài Gòn xem đó như nền tảng bền vững để Tổng công ty tiếp tục triển khai các hoạt động ý nghĩa khác, mà điển hình là định hướng phối hợp với TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhằm thực hiện các công tác an sinh – xã hội trên toàn quốc. Đồng thời, Bia Sài Gòn còn vận động, tuyên truyền và đồng hành cùng chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Nhà nước để tinh thần “Tự hào hàng Việt” được phát huy một cách hiệu quả nhất.

Với những việc làm trên, Tổng công ty đã thể hiện tầm nhìn chiếc lược của một doanh nghiệp vừa có tầm – vừa có tâm. Đó là một nét đẹp văn minh mà Bia Sài Gòn rất tự hào khi đã và đang góp phần bồi đắp ý nghĩa từ “sẻ chia” bằng các hoạt động vì an sinh xã hội – cộng đồng.

 

“Nhịp Cầu Ước Mơ – Kết Nối Đôi Bờ” là chương trình truyền hình thực tế được phát sóng vào mỗi Chủ nhật cuối tháng trên Kênh Let’s Viet, nhằm thực hiện những cây cầu thép dây văng (trị giá khoảng 500 triệu đồng/cầu) tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, với sự hỗ trợ từ phía Tổng Cty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn. Không chỉ mang ý nghĩa thiết thực, mỗi công trình “Cầu Bia Sài Gòn” còn là một biểu tượng về tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” mà người Việt Nam luôn hướng đến.

Một số “kỷ lục” mà “Nhịp Cầu Ước Mơ – Kết Nối Đôi Bờ” có được sau khi hoàn thành giai đoạn 1 (2014 – 2015):

Dài và chi phí “khủng” nhất: “Cầu Bia Sài Gòn – Đông Thới” (Cái Nước, Cà Mau) dài 46m – 740 triệu.

Mang lại thay đổi lớn nhất cho địa phương:

Cầu Bia Sài Gòn – Đông Hòa (An Minh, Kiên Giang) – dài 26m.

Cầu Bia Sài Gòn – Đồng Giữa (An Biên, Kiên Giang) – dài 30m.

Cầu Bia Sài Gòn – Tân Hòa (Tiểu Cần – Trà Vinh) – dài 25m.

Được xây dựng tại địa thế khó khăn nhất:

Cầu Bia Sài Gòn – Nhơn Bình (Trà Ôn – Vĩnh Long).