Thế nào là “thu nhập thấp” thưa quý vị!
Gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng vẫn chưa có độ thấm vào đời sống sau một tháng triển khai. Người mua nhà và người bán nhà chưa được thụ hưởng gì từ chính sách này, có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân không xác định đối tượng “thu nhập thấp”.
“Thu nhập thấp” là một khái niệm được sử dụng để hình dung một cách tương đối về đối tượng nghèo trong xã hội. Người ta có thể nói đến khái niệm này trong văn bản chung chung, trong phát biểu định tính, không cần định lượng. Nhưng khi đưa vào áp dụng như một quy chuẩn để cho vay vốn, dứt khoát phải gặp lúng túng. Câu hỏi đặt ra phải giải quyết, thế nào là thu nhập thấp? Không xác định đúng sẽ cho vay sai đối tượng và phải gánh chịu hậu quả pháp lý.
Nhân viên ngân hàng không biết thế nào là thu nhập cao và thấp, bao nhiêu triệu đồng/tháng là thấp nên không dám xử lý hồ sơ là đúng. Ở từng địa phương khác nhau, tiêu chí về thu nhập cao và thấp sẽ khác nhau. Thành phố khác nông thôn, nông thôn khác các vùng núi, hải đảo. Có những người chứng minh được mình là nghèo, thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng. Nhưng có rất nhiều người nghèo, nhưng không chứng minh được mình nghèo và càng khó chứng minh mình là người thu nhập thấp vì họ là lao động tự do. Cho nên, khi họ tiếp cận ngân hàng xin vay vốn từ gói hỗ trợ này, nhân viên ngân hàng không biết ai thấp ai cao để giải quyết cho đúng quy định.
Từ sự bế tắc cho vay gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng cho thấy tính chuyên nghiệp trong xây dựng văn bản thực hiện chính sách. Chủ trương, chính sách rất đúng đắn, nhưng chỉ cần vướng mắc một khái niệm thì rất khó áp dụng vào thực tế. Chưa có cách hiểu thống nhất về “thu nhập thấp” thì không thể đưa vào văn bản quy định đó là đối tượng thực hiện, không chuyên nghiệp là chỗ này đây.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng đã có thông tư quy định cụ thể về đối tượng và điều kiện cho vay vốn, nhưng cái tưởng rằng cụ thể “thu nhập thấp” đó lại rất không cụ thể. Chính vì vậy, phía ngân hàng đang chờ Bộ Xây dựng cho biết thế nào là “thu nhập thấp” để làm cơ sở thực hiện cho vay.
Lại rắc rối to cho Bộ Xây dựng, bởi vì chuyện này không phải “nghề” của xây dựng mà phải cậy đến các ngành khác. Như vậy, không biết bao lâu mới cho ra đời bộ tiêu chí về thu nhập thấp đây, gói 30.000 tỉ đồng giải ngân đến khi nào mới xong. Cấp cứu mà không cho uống thuốc được sợ bị nhầm toa thì bệnh trạng của thị trường bất động sản xem ra còn trầm trọng kéo dài.
Nhân viên ngân hàng không biết thế nào là thu nhập cao và thấp, bao nhiêu triệu đồng/tháng là thấp nên không dám xử lý hồ sơ là đúng. Ở từng địa phương khác nhau, tiêu chí về thu nhập cao và thấp sẽ khác nhau. Thành phố khác nông thôn, nông thôn khác các vùng núi, hải đảo. Có những người chứng minh được mình là nghèo, thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng. Nhưng có rất nhiều người nghèo, nhưng không chứng minh được mình nghèo và càng khó chứng minh mình là người thu nhập thấp vì họ là lao động tự do. Cho nên, khi họ tiếp cận ngân hàng xin vay vốn từ gói hỗ trợ này, nhân viên ngân hàng không biết ai thấp ai cao để giải quyết cho đúng quy định.
Từ sự bế tắc cho vay gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng cho thấy tính chuyên nghiệp trong xây dựng văn bản thực hiện chính sách. Chủ trương, chính sách rất đúng đắn, nhưng chỉ cần vướng mắc một khái niệm thì rất khó áp dụng vào thực tế. Chưa có cách hiểu thống nhất về “thu nhập thấp” thì không thể đưa vào văn bản quy định đó là đối tượng thực hiện, không chuyên nghiệp là chỗ này đây.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng đã có thông tư quy định cụ thể về đối tượng và điều kiện cho vay vốn, nhưng cái tưởng rằng cụ thể “thu nhập thấp” đó lại rất không cụ thể. Chính vì vậy, phía ngân hàng đang chờ Bộ Xây dựng cho biết thế nào là “thu nhập thấp” để làm cơ sở thực hiện cho vay.
Lại rắc rối to cho Bộ Xây dựng, bởi vì chuyện này không phải “nghề” của xây dựng mà phải cậy đến các ngành khác. Như vậy, không biết bao lâu mới cho ra đời bộ tiêu chí về thu nhập thấp đây, gói 30.000 tỉ đồng giải ngân đến khi nào mới xong. Cấp cứu mà không cho uống thuốc được sợ bị nhầm toa thì bệnh trạng của thị trường bất động sản xem ra còn trầm trọng kéo dài.
Theo Lao động