Chọn “thầy” hay thợ để có việc làm?

(Dân trí) - Lựa chọn hệ đào tạo nào để khi ra trường có việc làm luôn là vấn đề được các sĩ tử đặc biệt quan tâm trước kỳ thi CĐ, ĐH. Trước con số hàng trăm ngàn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp do Bộ LĐTBXH mới công bố, bạn trẻ cần xác định cho mình một hướng đi đúng.

Một buổi tuyển dụng của DN Nhật Bản tại Việt Nam
Một buổi tuyển dụng của DN Nhật Bản tại Việt Nam

Thực nghề hay bằng cấp?

Nhận bằng cử nhân kinh tế được gần 1 năm, Vũ Ngọc Liên vẫn đang trong tình trạng thất nghiệp. Dù có bằng TNĐH loại giỏi ngành Ůgân hàng của một trường đại học có tiếng ở Hà Nội, nhưng Ngọc Liên vẫn phải tiếp tục nộp hồ sơ xin việc vào các ngân hàng.

Ngọc Liên tâm sự: "Khi có một vị trí trống, đa số các công ty đều muốn tìm người có thể làm việc được ngay. Dù đã học đǺng trường, đúng chuyên ngành tuyển, nhưng em bị thiệt thòi bởi chưa có kinh nghiệm tiếp xúc với chứng từ sổ sách chuyên môn".

Trái ngược với trường hợp của Ngọc Liên, bạn Nguyễn Công Thương, cựu sinh viên ngành CNTT (CĐ thực hành FPT) vừa có ţơ hội trúng tuyển vào công ty Samsung Electronics VN ngay khi vừa dự xong lễ tốt nghiệp.

Công Thương chia sẻ về bí quyết chọn trường học theo đúng năng lực và niềm yêu thích. Lựa chọn chương trình đào tạo 2 năm và thiên về thực hành, Thươnŧ đã tích lũy được kinh nghiệm làm việc từ các dự án công việc thực tế trong quá trình học. Sau hai tháng thử việc, chàng trai này đã nhận mức lương hơn 8 triệu/tháng.

Đánh giá “sức nặng” của tấm bằng ĐH trong quá trình xin việc, bà Lê Thị Hồnŧ Nhung - trợ lý Trưởng phòng Nhân sự Cty TNHH Canon VN - cho rằng, bằng cấp của ứng cử viên không đánh giá hết chất lượng và thường chỉ được nhà tuyển dụng lướt qua. “Chỉ có một số ít sinh viên đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Còn lại khoảng sinhĠviên chỉ đáp ứng được 40-50 % yêu cầu tuyển dụng. Chính vì vậy, việc đào tạo lại là điều không thể tránh khỏi” - bà Nhung nói.

Khó phân biệt “thầy” hay thợ

Ngay trong Ngày hội tuyển dụng tại ĐH Công nghiệp Hà Nội vừa qua, khǴng thiếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tuyển kỹ sư làm thợ đứng máy.

Dễ thấy nhiều cử nhân mang Ũồ sơ tới các phiên tuyển dụng việc làm
Dễ thấy nhiều cử nhân mang hồ sơ tới các phiên tuyển dụng việc làm

Bà Nguyễn Thị Giang Linh - Trưởng phòng Hành chính Cty Y.H Seiko VN (Nhật Bản) cho biết: “Công tŹ hiện có 15 kỹ sư đang đứng máy với vị trí là kỹ thuật viên. Trong xu hướng tuyển dụng công nhân sản xuất, công ty chấp nhận tuyển cả những kỹ sư ngành cơ khí với mức lương khởi điểm khoảng 4 triệu đồng/tháng”.

Thực tế trên chứng tỏ nhận định của nhiều chuyên gia về thị trường lao động dần xuất hiện xu hướng một bộ phận cử nhân đại học quyết định chuyển sang học tại các trường đào tạo nghề vì muốn tăng cơ hội việc làm.

Biết tận dụng thời gian là một lợi thế, bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh, GĐ TT TGTVL Thanh niên Hà Nội (Thành đoàn Hà Nội), nhận xét: Thay vì được học kiến thức trong 4 năm học đại học, các học viên trường đào tạo nghề chỉ học 2,5-3 năm và thực Ũành lên đến 70% thời lượng học. Nhiều trường đào tạo nghề còn kết hợp với doanh nghiệp trong vấn đề cung ứng nhân lực và hợp tác nghiên cứu phát triển sản phẩm.

Theo bà Nguyễn Thị Vân Anh, Phó TGĐ Công ty CP Cung cấp giải pháp và Dịch vụ cônŧ nghệ cao VN, công ty không có sự phân biệt về “đầu vào” giữa lao động là học viên các trường nghề và cử nhân đại học. Nhiều nhận xét của doanh nghiệp cho thấy, các lao động tốt nghiệp trường nghề lại có phần vượt trội hơn về sự hòa nhập cũng như đáp ᷩng đòi hỏi công việc so với các cử nhân đại học.

Lựa chọn tấm bằng hay kinh nghiệm, làm thầy hay làm thợ là tùy vào mỗi người. Để có một tương lai chắc chắn, bạn trẻ cần sự định hướng đúng đắn ngay từ bây giờ.

HoàngĠMạnh