TV SED thách thức màn hình LCD, Plasma
(Dân trí) - Sự bùng nổ của thị trường màn hình TV flat panel sẽ tạo đà phát triển công nghệ SED mới, đe dọa sự sinh tồn của các dòng TV Plasma và LCD đang là mặt hàng “hot” nhất trên thị trường thiết bị điện tử. Công ty phân tích thị trường nhận thấy.
Công nghệ SED (Surface-conduction electron-emitter display) được xem như là “bước độ phá về công nghệ trong lịch sử 50 năm của ngành TV, giống như sự khởi xướng thế hệ TV CRT”.
SED là sự kết hợp của hai công nghệ cơ bản CRT (cathode ray tube) và LCD (liquid crystal display), được Toshiba và Canon kỳ vọng là công nghệ có thể cạnh tranh được với Plasma.
Theo họ, các TV SED cho hình ảnh sáng đẹp như các TV CRT mà không có hiện tượng trễ hình đôi khi xuất hiện ở tivi LCD. Tivi công nghệ này chỉ tiêu thụ năng lượng bằng 2/3 so với năng lượng một TV Plasma, LCD cùng cỡ.
Thị trường TV LCD và Plasma toàn cầu tăng 73%, 40,5 tỷ USD trong năm 2005, theo công ty nghiên cứu thị trường DisplaySearch, vì người dùng đang trong quá trình “chuyển giao” chia tay với TV CRT cồng kềnh để sử dụng TV màn hình phẳng hiện đại.
Toshiba và Canon đã thành lập liên danh từ năm 2004, phát triển và sản xuất màn hình SED. Hai hãng này vừa cho biết sẽ bắt đầu thương mại hóa dòng TV SED đầu tiên vào quý IV năm 2007.
Theo Toshiba và Canon, công nghệ TV SED sẽ đón đầu Thế vận hội Beijing 2008 Olympic Games để tăng doanh số của sản phẩm.
Tuy nhiên, các nhà phân tích tỏ ra lo ngại vì xu hướng giảm giá TV màn hình phẳng và sản lượng tấm panel LCD và plasma ngày cằng tăng, giúp các công ty sản xuất TV giảm giá thành sản phẩm, sẽ làm “lu mờ” dòng TV SED.
Mặc dù các hãng sản xuất điện tử Nhật Bản đã phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ từ châu Á trong mấy năm qua, triển vọng phát triển TV công nghệ mới này sẽ mang lại nhiều cơ hội chọ họ.
S.Hương
Theo The Age