Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII khai mạc vào 22/10
Chiều 19/10, tại Hà Nội, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo giới thiệu chương trình và nội dung kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII.
Kỳ họp lần này sẽ khai mạc vào ngày 22/10/2012 và dự kiến bế mạc vào ngày 22/11/2012.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ tư sẽ có điểm mới là Quốc hội sẽ nghe báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện những chất vấn và những lời hứa của các Bộ trưởng và thành viên Chính phủ trong kỳ họp Quốc hội trước.
Ông Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết trong kỳ họp này, bên cạnh việc xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội, công tác giám sát..., Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật.
Tại kỳ họp này, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật và 2 Nghị quyết; cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và 6 dự án luật khác.
Theo ông Nguyễn Sỹ Dũng, các dự án luật và Nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua gồm: Luật dự trữ quốc gia; Luật hợp tác xã (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư; Luật xuất bản (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế; Luật Thủ đô; Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
Các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến, gồm: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Luật hòa giải cơ sở; Luật phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai; Luật phòng, chống khủng bố; Luật giáo dục quốc phòng-an ninh; Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi); Luật đất đai (sửa đổi).
Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ nghiên cứu, thảo luận về các báo cáo của Chính phủ, Báo cáo công tác của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội...
Một vấn đề được cử tri quan tâm trong kỳ họp lần này là Quốc hội sẽ cho ý kiến về Nghị quyết lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết nội dung lấy ý kiến nhân dân là toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó tập trung vào lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục...
Một nội dung quan trọng khác cũng được đặc biệt cử tri quan tâm đó là Quốc hội sẽ xem xét Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết việc ban hành Nghị quyết này nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng,” Nghị quyết số 271/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Đây cũng là một bước cụ thế hóa các quy định hiện hành của Hiến pháp và luật, khắc phục những hạn chế, bất cập trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm, góp phần đưa các quy định của Hiến pháp và luật về bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đi vào cuộc sống./.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ tư sẽ có điểm mới là Quốc hội sẽ nghe báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện những chất vấn và những lời hứa của các Bộ trưởng và thành viên Chính phủ trong kỳ họp Quốc hội trước.
Ông Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết trong kỳ họp này, bên cạnh việc xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội, công tác giám sát..., Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật.
Tại kỳ họp này, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật và 2 Nghị quyết; cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và 6 dự án luật khác.
Theo ông Nguyễn Sỹ Dũng, các dự án luật và Nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua gồm: Luật dự trữ quốc gia; Luật hợp tác xã (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư; Luật xuất bản (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế; Luật Thủ đô; Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
Các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến, gồm: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Luật hòa giải cơ sở; Luật phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai; Luật phòng, chống khủng bố; Luật giáo dục quốc phòng-an ninh; Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi); Luật đất đai (sửa đổi).
Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ nghiên cứu, thảo luận về các báo cáo của Chính phủ, Báo cáo công tác của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội...
Một vấn đề được cử tri quan tâm trong kỳ họp lần này là Quốc hội sẽ cho ý kiến về Nghị quyết lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết nội dung lấy ý kiến nhân dân là toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó tập trung vào lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục...
Một nội dung quan trọng khác cũng được đặc biệt cử tri quan tâm đó là Quốc hội sẽ xem xét Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết việc ban hành Nghị quyết này nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng,” Nghị quyết số 271/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Đây cũng là một bước cụ thế hóa các quy định hiện hành của Hiến pháp và luật, khắc phục những hạn chế, bất cập trong quy trình bỏ phiếu tín nhiệm, góp phần đưa các quy định của Hiến pháp và luật về bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đi vào cuộc sống./.
Theo Quang Toàn
TTXVN