Thanh Hóa:

Hoàng Sa, Trường Sa đau đáu trong lòng người xem triển lãm

(Dân trí) - Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” đã khơi dậy truyền thống cũng như nêu cao trách nhiệm của mỗi người dân xứ Thanh nói riêng và người dân Việt Nam nói chung về chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.


Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa là một hoạt động thông tin tuyên truyền quan trọng, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua các tư liệu lịch sử được công bố.

Lễ khai mạc triển lãm vào sáng ngày 12/5 và kéo dài đến 16/5, trong buổi lễ cắt băng khai mạc, có hàng nghìn người dân, học sinh xứ Thanh đến tham quan triển lãm và tìm hiểu về những tư liệu lịch sử, bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kết thúc triển lãm, toàn bộ bản đồ, tư liệu lịch sử, hiện vật…sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng lại cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Hoàng Sa, Trường Sa đau đáu trong lòng người xem triển lãm
Những thư tịch cổ Việt Nam chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách rời của Việt Nam.

Những bản đồ và tư liệu trưng bày tại triển lãm là một phần bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.

Thông qua các tư liệu cho thấy, các nhà nước Việt Nam từ thời kỳ phong kiến, đến thời kỳ Xã hội chủ nghĩa ngày nay, đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và nhiều vùng biển đảo khác thuộc Lãnh thổ Việt Nam.

Qua đây khẳng định đó là một quá trình liên tục, lâu dài, diễn ra trong hòa bình, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, đặc biệt là những tư liệu, bản đồ được soạn vẽ, xuất bản từ thế kỷ XVI đến nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Với nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm và gần 100 bản đồ được trưng bày là tập hợp các nguồn tư liệu đã được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả ở trong nước và quốc tế.

Bình minh trên biển đảo Việt Nam.
Bình minh trên biển đảo Việt Nam.

Bình minh trên biển đảo Việt Nam.

Thông qua các phiên bản các văn bản Hán Nôm, văn bản Việt Ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ở Đông Dương, thay mặt nhà nước Việt Nam đương thời, ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, khẳng định quá trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đặc biệt là các châu bản triều Nguyễn (từ triều Gia Long đến Bảo Đại) ban hành liên quan trực tiếp đến vấn đề khai thác, quản lý, xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới triều Nguyễn (1802 - 1945).

Các văn bản hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam ban hành trong thời kỳ 1954 - 1975 và phiên bản của các văn bản hành chính của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1975 đến nay tiếp tục khẳng định thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và những vùng biển đảo khác thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Bên cạnh đó là một số ấn phẩm, tư liệu do các nước phương Tây biên soạn và xuất bản từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Một số hình ảnh tư liệu về quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ những năm 1930 đến trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974. Thư của Đô đốc Trần Văn Chơn - Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa gửi bà Lê Kim Chiêu là thân nhân Đại úy Huỳnh Duy Thạch đã hi sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974.

Bình minh trên biển đảo Việt Nam.

Bộ sưu tập gồm 65 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, do Việt Nam, phương Tây công bố từ thế kỷ XVII đến nay.

4 tập bản đồ và 30 bản đồ do các nhà nước Trung Quốc xuất bản và phát hành chính thức qua các thời kỳ lịch sử cho thấy Trung Quốc không hề quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ gọi là Xisha và Namsha và đòi chủ quyền với hai quần đảo này.

Trong đó đáng chú ý là 4 cuốn atlas do nhà Thanh và chính phủ Trung Hoa Dân quốc xuất bản gồm: Trung Quốc địa đồ (xuất bản năm 1908), Trung Quốc toàn đồ (xuất bản năm 1917), Trung Hoa bưu chính dư đồ (xuất bản năm 1919) và Trung Hoa bưu chính dư đồ (xuất bản 1933). Cương giới cực nam của Trung Quốc trong các atlas này luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam.

Bình minh trên biển đảo Việt Nam.

Không chỉ những tài liệu của Trung Quốc khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ngoài cái gọi là “chủ quyền lịch sử của Trung Quốc” như họ vẫn tuyên bố lâu nay; nhiều tài liệu, bằng chứng của các nhà địa lý, những công trình nghiên cứu, ấn phẩm của các học giả Việt Nam và nước ngoài, sưu tập hiện vật và hình ảnh về công cuộc thực thi chủ quyền và đấu tranh bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là những minh chứng hùng hồn và những bằng chứng về mặt pháp lý khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Anh Nguyễn Văn Dương, một người dân ở thành phố Thanh Hóa chia sẻ: “Là một công dân, thông qua những hoạt động này càng thấy lãnh thổ của chúng ta là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và trên hết là trách nhiệm của mỗi người dân chúng ta, nhất là thế hệ trẻ cần phải phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Qua những bằng chứng lịch sử không thể chối cãi được hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam”.

Bình minh trên biển đảo Việt Nam.


Bình minh trên biển đảo Việt Nam.
Một phần tư liệu lịch sử về những bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Các chiến sỹ hải quân thăm triển lãm.
Các chiến sỹ hải quân thăm triển lãm.

Các chiến sỹ hải quân thăm triển lãm.
Các em học sinh say sưa với những tư liệu lịch sử và pháp lý về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Nguyễn Bắc Son thăm triển lãm.
Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Nguyễn Bắc Son thăm triển lãm.

Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Nguyễn Bắc Son thăm triển lãm.
Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Nguyễn Bắc Son thăm triển lãm.

Duy Tuyên