Chuyện hai mẹ con nhà vô địch wushu xinh đẹp

<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt"><?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:place><st1:PlaceName>Tại</st1:PlaceName> <st1:PlaceType>SEA</st1:PlaceType></st1:place> Games 24, nữ võ sĩ 17 tuổi Vũ Thùy Linh đã làm sửng sốt hàng triệu người hâm mộ khi đường hoàng bước lên ngôi vô địch nội dung <st1:country-region><st1:place>Nam</st1:place></st1:country-region> quyền toàn năng. 10 năm trước, mẹ của Linh, "nữ hoàng" Wushu Ngô Phương Lan, đã từng làm được điều đó ở <st1:country-region><st1:place>Indonesia</st1:place></st1:country-region>.</P>

 

Hạnh phúc nhân đôi

 

Thùy Linh tỏa sáng tại SEA Games 24, cả nước ngỡ ngàng. Đó là một kì tích - nhưng tất yếu, bởi để có được nó Linh đã phải khổ luyện suốt gần 10 năm trời và vượt qua khó khăn về chấn thương.

 

Hẳn những người hâm mộ thể thao không thể quên khoảnh khắc khi hai mẹ con Linh ôm nhau, vừa cười vừa khóc sau chiến thắng.

 

“Lúc trước, em đã ngỡ mình thất bại. Em gục khóc ngay trên thảm thi đấu khi bị đối thủ dẫn ở nội dung cuối cùng. Thật may, tổng kết cả ba nội dung, em đã vừa vặn để chiến thắng!”. Và đúng giây phút đó, Linh đã chạy như bay về phía mẹ, hai mẹ con ôm nhau khóc trong niềm hân hoan.

 

Khoảng 10 năm trước, VĐV wushu Ngô Phương Lan cũng bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh cao bằng chính tấm HCV Nam quyền ngay trên đất Jakarta (Indonesia)… Năm đó, Phương Lan mới hơn hai mươi tuổi và cũng tham dự SEA Games lần đầu, hệt như Thùy Linh bây giờ.

 

Sau SEA Games 17, Phương Lan còn vô địch một lần nữa vào năm 2001 (SEA Games 21, Brunei), trước khi chính thức chia tay nghiệp VĐV sau tấm HCB oan uổng vì bị xử ép ngay trên sân nhà, tại SEA Games 22 (năm 2003).

 

Gian nan nghiệp võ

 

So với hầu hết VĐV cùng trang lứa, Phương Lan đến với Wushu khá muộn. 22 tuổi, do một cơ duyên hết sức tình cờ, chị mới chuyển từ bơi lội sang tập wushu (trước đó cô được đánh giá là VĐV bơi có triển vọng và từng giành chức vô địch toàn quốc).

 

Tập muộn, thiếu căn bản nên những ngày đầu của Phương Lan với nghiệp võ cực kì vất vả. Từng đường đao, đường quyền đánh sao cho có thần, hài hòa… đều khiến cô phải đổ mồ hôi hàng chục tiếng mỗi ngày, ròng rã suốt hơn 2 năm trời. Những ngày đầu vào đội tuyển, chưa kịp giành vinh quang gì, Phương Lan lại "dính" ngay chấn thương đầu gối. Sau này, mỗi khi thi đấu hay trái gió trở trời, đầu gối của cô lại đau nhức vô cùng.

 

Rất cố gắng tránh cho Thùy Linh gặp phải chấn thương, nhưng rốt cuộc, Phương Lan cũng phải nuốt lệ nhìn con gái nằm đau đớn sau một cú tiếp đất không đúng kĩ thuật trong lúc luyện tập. Cũng lại chấn thương đầu gối khiến Thùy Linh phải phẫu thuật vào năm 2005.

 

Cho đến tận bây giờ, vết thương đó vẫn chưa thể khỏi hẳn khiến Linh bị hạn chế rất nhiều khả năng phát triển chuyên môn. Trước SEA Games 24, chấn thương của Linh tái phát. Nhưng nghị lực, nỗi đam mê, khát khao đã giúp Linh vượt qua tất cả để chiến thắng.

 

Uớc mơ bình dị

 

Linh bảo, các VĐV wushu thường phải sống, tập luyện và thi đấu xa nhà. Trung Quốc thường là nơi Linh phải ở nhiều nhất. Cũng may là cho đến bây giờ, em mới chỉ phải đón tết ở nước bạn một lần duy nhất, nhưng nhớ lại vẫn còn thấy buồn.

 

Chuyện hai mẹ con nhà vô địch wushu xinh đẹp - 1

Gia đình nhỏ ấm áp của mẹ con Phương Lan


Bên Trung Quốc họ ăn tết cổ truyền như mình, nên VĐV người Trung Quốc cũng về hết. Giữa giao thừa, cả đội ngồi ôm nhau khóc, nhớ nhà kinh khủng. Bữa cơm đón tết cũng theo kiểu của người Trung Quốc luôn, nuốt không sao trôi nổi.

 

"Tết này thì thảnh thơi rồi, em muốn dành toàn bộ thời gian sum vầy cùng gia đình" - Linh nói. Với tấm HCV, Linh được sở hữu phần thưởng trị giá 25 triệu đồng. Mẹ cho Linh toàn quyền sử dụng phần thưởng đó để mua một chiếc xe máy, tiện cho việc đi học và tập luyện.

 

"Múa võ tưng bừng cả ngày, giờ đây, chắc em sẽ phải thu xếp thời gian theo học một lớp nữ công gia chánh mới được. Trước mắt, Tết này, em hạ quyết tâm gói được bánh chưng, mà phải gói thật đẹp! Phải ra dáng một thiếu nữ chứ, phải không anh?" - Linh cười.

 

Còn người mẹ trẻ (Phương Lan sinh năm 1971) của Linh lại chỉ mong có một bữa cơm đầu năm chu tất với gia đình. "Hai người phụ nữ trong gia đình suốt ngày biền biệt, hai người đàn ông ở nhà thật khổ. Chồng tôi và cậu con út suốt ngày phải tự lo lắng cho nhau. Năm nay, tôi sẽ phải đưa chị em nó về thăm quê mới được".

 

Cũng thật may, Linh có được một người bố, tuy chẳng dính dáng gì đến nghiệp võ, nhưng lại rất hiểu và thông cảm cho nghề nghiệp của hai mẹ con.

 

Giờ đây, cả nhà Phương Lan đang chờ tiến sĩ Most (người từng chữa trị thành công cho nhiều VĐV thể thao của chúng ta) sang Việt Nam để phẫu thuật dứt điểm chấn thương đầu gối cho Thùy Linh. Hy vọng ca phẫu thuật thành công để Linh có thể yên tâm sang theo học tại khoa wushu chuyên sâu của trường Đại học Bắc Kinh, bắt đầu cho một tương lai rộng mở trước mắt…

 

Theo Mạnh Cường

Giadinh.net