Tấm thẻ hội viên AIPS - Đợi đến bao giờ?

<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt">AIPS - tên gọi tổ chức báo chí thể thao thế giới “International Sports Press Association” - hiện có 144 thành viên khắp 5 châu lục. Tuy nhiên, kể từ sau năm 1975, Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:country-region><st1:place>Nam</st1:place></st1:country-region> đã nằm ngoài danh sách này. Nguyên nhân? <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p></P>

Muốn là thành viên AIPS, tại quốc gia đó phải có Hiệp hội Phóng viên thể thao, có ban chấp hành và đơn xin gia nhập. Ở TPHCM, CLB phóng viên thể thao hoạt động mạnh từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, mà cho đến nay đã trải qua 5 nhiệm kỳ Ban chấp hành.

 

Hội viên trong danh sách câu lạc bộ cũng lên đến gần 100 và mong muốn của nhiều người là được gia nhập AIPS để có điều kiện tác nghiệp tốt hơn mỗi khi hội nhập vào các hoạt động chung của thể thao thế giới.

 

Thế nhưng ngặt một nỗi, CLB Phóng viên thể thao TPHCM lại hoạt động quá đơn độc, chỉ nhận được sự hỗ trợ của Hội Nhà báo TPHCM, trong khi muốn gia nhập AIPS phải thành lập được Hiệp hội Báo chí thể thao Việt Nam, tức trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam. Điều đó cho đến nay vẫn quá xa vời.

 

Trong một lần trò chuyện với ông Trần Văn Mui, TTK LĐBĐ TPHCM, nguyên Phó Giám đốc Sở TDTT TPHCM và trước đây còn nắm hai chức vụ quan trọng là Ủy viên Olympic quốc gia và Tổng Biên tập báo Thể thao TPHCM – mới biết chính nhờ hai chức vụ sau mà ông Mui có cơ hội cầm trong tay tấm thẻ AIPS. Hay nói một cách khác, ông Trần Văn Mui là hội viên AIPS duy nhất, từ sau năm 1975 của Việt Nam. Nhờ nó, ông đã được nhanh chóng cấp thẻ hành nghề tại Olympic Atlanta 1996, dù thời hạn đăng ký đã hết từ lâu.

 

Ông cho biết: “Theo lời của người phụ trách về việc đăng ký hội viên: Với con số phóng viên thể thao hiện nay thì Việt Nam có 10 suất thẻ AIPS. Vì vậy, tôi sẽ làm cho ông thẻ hội viên thứ 11”. Quả thật, tấm thẻ hội viên AIPS của ông Mui mang số thứ tự VN 00011.

 

Một phóng viên thể thao Việt Nam có lần cho biết, khi sang thăm tòa soạn nhật báo thể thao hàng đầu thế giới L’Equipe (Pháp), anh em phóng viên tại đây cứ ngỡ anh có thẻ AIPS, nên hăm hở dẫn anh đến sân Stade de France xem trận chung kết Champions League 2000 giữa Real Madrid và Valencia. Vì chỉ cần có thẻ AIPS là có thể nhận thẻ hành nghề riêng ở trận đấu này. Chỉ khi đến nơi mọi chuyện mới vỡ lẽ và anh đành quay về lại Paris. Chuyện này cũng từng xảy ra với anh khi đến sân Nou Camp xem trận Barcelona – Rayo Valencano năm 1997.

 

Tấm thẻ AIPS quan trọng là thế, nhưng một số người có trách nhiệm với làng báo thể thao xem như không phải chuyện của mình, nên không thèm lưu tâm. Đồng nghiệp George Das từng phụ trách báo chí của Liên đoàn Bóng đá châu Á, hiện là Phó chủ tịch Hiệp hội Báo chí thể thao châu Á (ASPU) luôn thắc mắc với người viết về chuyện vì sao Việt Nam không gia nhập AIPS hay ASPU?

 

Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ôn lại những kỷ niệm xưa, tôn vinh những con người tích cực, những con người mới thì cũng nên nhìn lại những gì chưa làm được, những gì cần thiết, cần bổ sung nhằm làm tăng hiệu quả hơn trong hoạt động của mình. Gia nhập “Hiệp hội Báo chí Thể thao Thế giới” không thể là nhiệm vụ cá nhân của phóng viên thể thao và càng không nên để mãi nhắc lại câu “đợi đến bao giờ?”.

 

Theo Linh Giao

Sài gòn giải phóng