Sôi động VCK Festival bóng đá học đường năm 2013

(Dân trí) - Chiều ngày 3/6, VCK Festival Bóng đá học đường U13 năm 2015 được khai mạc tại sân Trung tâm đào tạo Bóng đá Trẻ Việt Nam tại Hà Nội. Ngay sau buổi Lễ Khai mạc, 12 đội bóng xuất sắc vượt qua vòng loại đại diện cho 6 thành tỉnh được chia làm 3 bảng đã có 6 trận đấu đầu tiên.

Các trận đấu thi đấu theo luật sân 7 người, mỗi trận thi đấu hai hiệp, mỗi hiệp 25 phút. Sau 3 ngày thi đấu vòng bảng từ hôm nay tới 05/6, 03 đội nhất mỗi bảng và 01 đội nhì có điểm số cao nhất sẽ lọt vào vòng bán kết, tổ chức vào ngày 06/6.

Kết quả thi đấu ngày đầu tiên:

THCS Hưng Đồng (Nghệ An) 2 - 1 Âu Cơ (Nha Trang)

Nguyễn Thị Định (TP.HCM) 3 - 2 Bình Thủy (Cần Thơ)

Phú Đô (Hà Nội) 2 - 0 Lê Lợi (Đà Nẵng)

Thốt Nốt (Cần Thơ) 0 - 1 Ngọc Lâm (Hà Nội)

Huỳnh Thúc Kháng (Đà Nẵng) 4 - 2 Nghi Long (Nghệ An)

Lương Định Của (Nha Trang) 0 - 2 Hoa Lư (TP.HCM)

Sôi động VCK Festival bóng đá học đường năm 2013

Ngay từ ngày đầu thi đấu, các đội đều nhập cuộc hết sức hứng khởi và máu lửa. Cả 6 trận đấu đều có tỷ số, không có bất cứ trận hòa nào. Đáng chú ý nhất là trận đấu giữa đội Nguyễn Thị Định - vốn được đánh giá rất cao và Bình Thủy, chỉ đến trước khi trận đấu kết thúc 2 phút, đội bóng đến từ TP.HCM mới có được bàn thắng thứ 3, đem về chiến thắng đầy mong manh.

Tương tự, ở trận Huỳnh Thúc Kháng gặp Nghi Long, tuy sở hữu chiều cao vượt trội, song trước sự tinh quái và kỹ thuật cá nhân điêu luyện của các cầu thủ Nghệ An, đội bóng đến từ Đà Nẵng đến những phút cuối cùng mới có liên tiếp 2 thắng để ấn định tỷ số 4-2.

Dù chất lượng chuyên môn bị ảnh hưởng khá lớn bởi cơn mưa to ập xuống ngay khi các đội mới bắt đầu bước vào trận đấu, song các cầu thủ vẫn thi đấuhết sức quyết liệt.

Theo ông Nguyễn Trân Châu, Phó tổng biên tập báo Thiếu niên tiền phong – Phó trưởng ban tổ chức giải Festival Bóng đá học đường U13 nă m2015, tại các quốc gia có nền bóng đá phát triển, bóng đá học đường có được đầu tư, tổ chức bài bản, có hệ thống như một trong các mũi nhọn bên cạnh việc phát triển bóng đá trẻ chuyên nghiệp.

Ông Xương cho rằng: “Để phát triển một nền bóng đá bền vững và đẳng cấp, bóng đá học đường nên được coi là các gốc vì đã bồi đắp được tình yêu bóng đá và phát triển thể chất cho số đông; chọn lọc và định hướng kỹ thuật mà vẫn trang bị đầy đủ tri thức văn hóa cho những nhân tố tiềm năng. Thực tế, bóng đá học đường tại các quốc gia như Đức hay Nhật Bản, Hàn Quốc rất được chú trọng và vị trí của họ trên bản đồ bóng đá thế giới là minh chứng rõ ràng nhất cho việc xây nhà từ móng”.

PV

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm