Trước ngày trở lại Việt Nam,

HLV Riedl: “Bóng đá Việt Nam cần đột phá từ gốc!”

<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt">(Dân trí) - Từ Áo, ông Riedl đã nói như vậy với Dân trí về triển vọng của bóng đá Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>. Mặc dù đánh giá rất cao những ứng viên kế nhiệm như Calisto, ông tin rằng bất kỳ HLV nào cũng không có được thành công nếu bóng đá Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> không được xã hội hoá mạnh mẽ.

“Có thể tôi sẽ trở lại, nhưng chưa phải lúc này”

 

PV: Xin chào ông Riedl, sau gần 1 tháng trời ông đã có thay đổi gì? Ông đã có bước đi nào cho tương lai?

 

Ông Riedl: Tôi vẫn khoẻ mạnh và vui vì được trở về quê hương sau một thời gian dài. Nhưng những chuyện đã qua vẫn để lại trong tôi một nỗi buồn, tôi buồn vì đã không thể làm vui lòng những CĐV tuyệt vời của Việt Nam.

 

Về công việc, hiện có hai liên đoàn bóng đá, một ở châu Á, một ở châu Phi đang liên hệ với tôi nhưng đó cũng chỉ mới là đánh tiếng và tôi cũng chưa suy nghĩ quá nhiều về những lời đề nghị đó. Và vì thế tôi cũng không tiết lộ cụ thể cho bạn được.

 

Lần này, tôi trở lại Việt Nam để hoàn tất nốt các thủ tục giải phóng hợp đồng với VFF, trả nhà cửa, từ biệt những người bạn Việt Nam và ở lại đất nước này khoảng trong khoảng nửa tháng để du ngoạn, nghỉ ngơi. Tôi muốn lấy lại thăng bằng trước, rồi mới tính đến những bước đi tiếp theo.

 

Có bao giờ ông nghĩ, một CLB Việt Nam sẽ chìa ra một lời đề nghị hấp dẫn, và ông tiếp tục gắn bó với BĐVN ở cương vị khác?

 

Rất có thể, một lần tôi từng nói rằng tôi thích kết thúc sự nghiệp với cương vị giám đốc kỹ thuật, mặc complet, đeo cravat và nói những điều lớn lao về chiến lược, đường lối. Tôi cũng muốn một ngày nào đó được trở lại Việt Nam để làm việc, vì tôi yêu đất nước và con người nơi đây.

 

Nhưng chắc chắn, mục đích của tôi trong chuyến đi này, và trong thời gian sắp tới không phải là tìm việc ở một CLB Việt Nam.

 

“BĐVN muốn đột phá, cần thay đổi từ gốc”

 

Ông nghĩ bóng đá Việt Nam thời “hậu Riedl” sẽ ra sao?

 

Tôi phải nói thật, có mời một HLV hàng đầu thế giới đến dẫn dắt ĐTVN thì các bạn cũng không thể có thành công nhảy vọt được. Không thể có một bước đột phá nếu một nền bóng chỉ dừng lại ở con số 54 CLB, mấy trăm cầu thủ chuyên nghiệp và vài ba chục cầu thủ có thể đá cho ĐTQG.

 

So với 80 triệu dân, với hơn 40 triệu đàn ông, trong đó khoảng 1/3 đang trong độ tuổi có thể đuổi theo quả bóng thì con số này còn quá nhỏ bé.

 

Muốn thăng tiến mạnh, thay vì nhích từng tí một, cần phải tạo điều kiện tối đa cho những người trẻ được chơi bóng, cần sự đầu tư kinh phí. Lúc đó, trách nhiệm không còn là của VFF, mà là của cấp Chính phủ. Tất nhiên, nếu dùng một số tiền lớn cho bóng đá, Chính phủ còn phải cân nhắc, nhưng tôi tin rằng sẽ không có thay đổi rốt ráo nếu không có thay đổi từ gốc vấn đề.

 

Cơ thể ông mang một phần máu thịt Việt Nam, ông cũng gần 10 năm gắn bó với đất nước này. Sau những gì đã qua, Việt Nam có còn là “quê hương thứ hai” của ông?

 

Tất nhiên, điều đó không có gì thay đổi cả. Trận thua trên chấm phạt đền khiến ấn tượng của nhiều người về tôi thay đổi, nhưng những gì ở SEA Games với vài trận đấu bóng đá không thay đổi tình yêu của tôi với Việt Nam.

 

Con người Việt Nam thật tuyệt, các fans bóng đá ở Việt Nam cũng xứng đáng đứng đầu thế giới. Tôi rất buồn vì đã không làm họ hạnh phúc, nhưng làm HLV tôi hiểu không thể nào luôn luôn chiến thắng ở mọi giải đấu.

 

Ở Việt Nam, tôi chỉ ngán mỗi xe cộ lưu thông trên đường phố và những thói quen không có lợi như hút thuốc lá…

 

“Cái nghiệp huấn luyện nó thế”

 

Sau khi ông ra đi, trong một buổi tổng kết VFF đã nhắc đến ông như là người đầu tiên và cao nhất phải chịu trách nhiệm về công tác chuẩn bị và tình trạng thể lực kém cỏi của các cầu thủ, dẫn đến thất bại của U23 VN tại SEA Games…

 

VFF có lý của họ, bởi tôi là người có trách nhiệm cao nhất về chuyên môn, thành bại của U23 VN nên cũng là người đầu tiên chịu trách nhiệm. Tôi có nhận thấy những dấu hiệu xuống sức của các cầu thủ, nhưng không thể thay đổi được bởi lịch thi đấu ken đặc. Các cầu thủ như Thanh Bình, Công Vinh, Vũ Phong… đã thi đấu triền miên không nghỉ.

 

Đáng lý ra, họ cần được nghỉ khoảng 4 tuần trước SEA Games, nhưng họ đã không có được quãng thời gian cần thiết đó. Bằng kinh nghiệm, tôi buộc phải chọn cách là cho họ đá thường xuyên, giữ trạng thái thi đấu để duy trì cho họ. Nhưng kỳ vọng đó của tôi không thành, vì bước vào SEA Games thì thể lực của họ bị giảm sút mạnh.

 

Nói như vậy, sự chỉ trích hướng về ông là xác đáng?

 

Nếu người ta muốn nghĩ thế. Là HLV trưởng, tôi đã không phân tích rõ tình hình và để đội bóng sa lầy về thể lực. Hơn nữa, việc vào giải với áp lực lớn, tâm lý không tốt sau chuỗi trận không thành công trước các đối thủ mạnh như Saudi Arabia, Nhật Bản… đã khiến U23 chùng xuống thấy rõ. Tôi chấp nhận bị chỉ trích, vì tôi là HLV chuyên nghiệp và tôi hiểu bóng đá là thế.

 

Mới tháng 6/2007, nhiều người ca tụng tôi là một HLV giỏi, vì đã đưa một đội bóng yếu như Việt Nam lọt vào tới trận Tứ kết Asian Cup. Còn giờ, họ có thể nói tôi là một tay huấn luyện tồi vì không đoạt HC ở SEA Games.

 

Ông Riedl nói về những người xung quanh

 

Trên một hãng thông tấn lớn, ông đã phát biểu rằng ông Chủ tịch chịu áp lực của các “quan chức cấp cao” nên đề nghị ông từ chức?

 

Tôi có nói như vậy, nhưng thực sự điều đó với tôi không gây ác cảm gì. Ngoài sân, tôi với ông Hỷ là bạn bè, chứ không chỉ là lúc tôi còn làm HLV trưởng.

 

Ông nghĩ sao về Calisto, người từng nói thẳng rằng ông chỉ đưa “những người bạn” vào ĐTQG và hiện đang là ứng viên cho chiếc ghế ông để lại?

 

Calisto là một HLV tốt, ông ấy đã gặt hái nhiều thành công với bóng đá Việt Nam sau nhiều năm gắn bó. Quan trọng hơn, ông Calisto có sự hiểu biết tốt về bóng đá Việt Nam, nên nếu ông ấy được chọn thì cũng hoàn toàn phù hợp. Cả trợ lý cũ của tôi, Mai Đức Chung, cũng vậy, ông ấy là người có năng lực và cách huấn luyện phù hợp với cầu thủ Việt Nam.

 

Họ xứng đáng là những ứng viên cho chiếc ghế này, nhưng tôi tin họ hoặc bất kỳ ai nắm đội lúc này cũng sẽ không thành công nhanh chóng được. Điều đó không thực tế.

 

Ông cũng là người hay bảo vệ học trò, thậm chí bảo vệ quá mức cần thiết. Tại sao vậy, thưa ông?

 

Các cầu thủ là quả tim của đội bóng. Tôi không thể thay họ vào đá được và cũng không trực tiếp mang lại sự thú vị của bóng đá được. Họ trẻ, thiếu kinh nghiệm, bản lĩnh ứng xử…, họ cần được bảo vệ, tin tưởng và chỉ bảo chu đáo.

 

Tôi đơn cử một chuyện: ở SEA Games tôi đã nhận thấy vấn đề thể lực của U23 VN nhưng muốn nói lên điều này sau trận Bán kết, vì tôi nghĩ nói trước đó sẽ không có lợi với tâm lý cầu thủ. Tôi không ngờ, vào Bán kết thì U23 VN lại thua trên chấm phạt đền.

 

Hồng Kỹ

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm