Còn lại gì, sau “tử chiến”?

<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt">(Dân trí) - Ông Vương Tiến Dũng đã xác định trận gặp ĐT.LA là một trong 2 trận “tử chiến” của ông. Thế thì sau 90 phút của một cuộc tử chiến, ông còn lại “vốn liếng” gì và sẽ phải đối mặt với những gì?</P>

1.Trước trận đấu, trời Hà Nội đổ cơn mưa. Có người bảo đấy là một “điềm son” cho Hòa Phát. Nhưng hóa ra không phải thế, Hóa Phát dính đòn ngay từ phút thứ 9 và chệch choạc trong suốt 45 phút đầu tiên.

 

Có người trách ông Dũng  khi 45 phút ấy ông đã sử dụng cặp tiền vệ trung tâm không giống ai: Xuân Thành – Công Mạnh. Người ta cũng trách ông chẳng có bài vở gì để xuyên thủng hàng thủ Đồng Tâm. Thế nhưng hãy hiểu cho ông: vấn đề mà ông phải đối diện không nằm ở những cái Chân, mà nằm ở cái Đầu của mỗi con người.

 

Ông có thể bảo được những cái chân ấy nhưng không thể kiểm soát nổi những cái đầu ấy. Mà khi những cái đầu nằm “ngoài vùng phủ sóng” thì mọi đấu pháp, mọi chiến thuật dù hay đến mấy cũng sẽ bị tê liệt.

 

Có lẽ vì thế mà trong giờ nghỉ giữa hiệp, ông chỉ nói thật ngắn gọn: “Cặp trung vệ đá sát nhau vào”. Thế nhưng bất thình lình giọng ông bỗng gằn lại: “Có bóng phải chuyền ngay, chứ đừng đá như hiệp 1”. Cái kiểu gằn giọng một cách bất thường như thế chứng tỏ ông đã cố giữ bình tĩnh, nhưng trong một phút – một khoảnh khắc mà cái nhu cầu giải tỏa lóe lên thì ông đã không thể bình tĩnh…Lúc ấy, tất cả các cầu thủ Hòa Phát, từ Xuân Thành, Công Mạnh, Hồng Việt, Ánh Cường…đều cúi gằm mặt. Họ nghĩ gì? Toan tính gì? Sẽ đá kiểu gì trong hiệp 2?

 

Có chúa mới biết!  

 

2. Hiệp hai, ông Dũng buộc phải tung Antonio Padilha (5) rồi sau đó là Cao Sỹ Cường (8) vào trấn thủ trung tâm hàng tiền vệ. Sức sống của Hòa Phát xuất hiện. Các cầu thủ đá nhanh hơn, gọi nhau nhiều hơn, và vì thế những cơ hội cũng đến nhiều hơn. Da Silvas bỏ lỡ 2 tình huống đối mặt với thủ thành đối phương, Công Mạnh, Ánh Cường cũng 1 lần như thế. Những lúc ấy, trên ca bin huấn luyện, ông Dũng hết đứng lên lại ngồi xuống. Có người mỉa mai: “Ông đang đợi giờ tận thế”.

 

Vậy nhưng không. Một quả sút phạt cho Hòa Phát. Da Silvas bước lên, liếc mắt về bên trái, nhưng lại tung ra một cú sút về bên phải. Vào rồi! Hai ngoại binh của Hòa Phát sướng phát điên, GĐKT Trần Bình Sự và nhóm cầu thủ dự bị nhảy lên vui sướng hệt như những kẻ đang chuẩn bị “chìm” bỗng vớ được phao cứu sinh. Duy chỉ có ông Dũng là vẫn âm thầm, từ tốn. Ông ra sát đường piste, nói cái gì đó với các cầu thủ.

 

Nhưng khi ông chưa kịp quay vào thì oái ăm thăm, hàng thủ Hòa Phát rối tinh rối mù trong một pha đánh trung lộ của đối phương. Antonio co chân sút, mành lưới rung lên. Và thế là Hòa Phát “chết”. Chết khi mà chưa kịp “gặm” niềm hạnh phúc ăn bàn được 1 phút.

 

Người ta gọi đấy là “cái chết” trong ảo tưởng của sự sung sướng.

 

3. Hết rồi! Hết thật rồi! Ông Dũng không đứng bất động, vắt tay lên trán một lúc dài như sau trận hòa trước Huda. Huế. Ông cũng chẳng gằn giọng như cái lúc gằn giọng với các cầu thủ trong giờ nghỉ giữa hiệp.

 

Lúc ấy, từ ông bỗng toát lên một vẻ bình thản đến lạ lùng. Bình thản tới mức ông đã trả lời các câu hỏi của các phóng viên một cách trôi chảy. Có người hỏi ông: “Nếu Hòa Phát tiếp tục thua Đà Nẵng, tương lai của ông sẽ thế nào?”.

 

Ông đáp: “Hoặc là tôi sẽ chiến đấu tới cùng, hoặc là vì lòng tự trọng, tôi sẽ ra đi”.

 

Còn lại gì sau tử chiến? Cuộc tử chiến mà ở đó ông Dũng cô đơn như một ốc đảo trong đại dương của những cạm bẫy – những cuộc lật đổ vốn đã quá quen thuộc ở cái xứ sở bóng đá này.

 

Phan Đăng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm