Khi các đội bóng V-League chỉ lo trụ hạng
(Dân trí) - Nửa đường V-League qua đi với ấn tượng lớn nhất là đội bóng của bầu Đức loay hoay với nỗi lo rớt hạng, trong khi bầu Hiển chuyển sang làm thương hiệu với dự án Man City, thay vì muốn vô địch. Thành ra, chỉ mỗi B.Bình Dương đơn thương độc mã trên đường đua.
Một V-League chỉ mong trụ hạng
Mấy năm trước, mỗi lần B.Bình Dương muốn vô địch, họ dứt khoát phải cầu viện đến HLV Lê Thụy Hải, nhưng năm nay họ thậm chí chủ động cho ông Hải nghỉ, nhưng nhiều khả năng vẫn bảo vệ thành công ngôi vương.
Không phải ông Hải đi rồi thì B.Bình Dương yếu đi, cũng không hẳn B.Bình Dương bây giờ mạnh đến mức không cần ông Hải nữa. Kỳ thực là đội bóng đất Thủ Dầu vẫn có những vấn đề nhất định, nhất là ở sự kết dính của nhiều ngôi sao trong đội hình.
Dù vậy, B.Bình Dương vẫn gần như một mình một ngựa trên đường đua đến ngôi đầu giải đấu, bởi đơn giản các đối thủ của họ dường như chỉ đá để… trụ hạng.
Bầu Đức ngay từ khi bóng chưa lăn đã thể hiện quan điểm “đá đẹp có rớt hạng cũng sướng”. Và cái quan điểm gây nhiều tranh cãi đấy có lúc lại được một bộ phần không nhỏ những người xung quanh đón nhận hồ hởi mới lạ chứ!
Nó lạ ở chỗ thể thao đầu tiên phải có tính cạnh tranh, sự cạnh tranh chính là thành tố kích thích sự phát triển của thể thao. Thế nhưng, một khi người ta hồ hởi với quan điểm sẵn sàng… rớt hạng để chạy theo cái khái niệm đá đẹp còn quá mơ hồ, thì rõ ràng người ta cũng sẵn sàng gạt phắt tính cạnh tranh trong thể thao.
Và cụ thể là V-League mùa này hầu như không có tính cạnh tranh. Giải đấu mà ở trên chỉ có mỗi B.Bình Dương mặn mà với ngôi vô địch, trong khi ở nhóm dưới lại chỉ có 1 suất rớt hạng, riêng phần còn lại cứ đủng đà đủng đỉnh nguyên cả lượt đi, thì thật khó để chỉ ra tính cạnh tranh của giải đấu số 1 bóng đá nội có tính cạnh tranh ở điểm nào?
Và hệ quả của một V-League không hấp dẫn, lại thiếu tính cạnh tranh nằm ở chỗ giá trị thương mại của giải đấu giảm sút rõ rệt: Doanh nghiệp đang đứng chung tên với V-League chỉ bỏ ra số tiền bằng 1/4, thậm chí 1/5 so với số tiền mà họ phải chi để được gắn tên với giải Thai-League của Thái Lan.
Ốc không mang nổi mình ốc
V-League cũng không còn khả năng tìm được nhà tài trợ cỡ bự. Người ta thật khó tưởng tượng các giải đấu trong nước kiếm đâu ra nhà tài trợ, nếu như ngồi ghế chủ tịch VPF không phải là bầu Thắng. Trong số 8 thương hiệu tài trợ phụ, song hành cùng các giải V-League, đã có đến 4 – 5 thương hiệu thuộc sở hữu trực tiếp của ông Thắng, hoặc ông đóng vai trò cổ đông lớn ở đấy. Thành ra, V-League có tiền chủ yếu đến từ quan hệ của 1 – 2 cá nhân, chứ không phải nhờ năng lực tổ chức, không đến từ sức hút theo kiểu “hữu xạ tự nhiên hương”.
Người ta sớm vội mừng khi một vài trận đấu có sự hiện diện của HA Gia Lai thu hút đông người xem. Nhưng người ta chưa thẩm định rõ ràng rằng hiện tượng “cháy” vé liên quan đến Công Phượng và các đồng đội xuất phát từ sự tò mò của người xem, hay đến từ yếu tố chuyên môn?
Có thể lấy ví dụ từ sân Cần Thơ. Năm ngoái, lúc dàn cầu thủ của bầu Đức đá giải U21 quốc tế ở đấy, sân Cần Thơ có sức chứa hơn 40.000 người không còn chỗ trống, nhưng năm nay, khi Công Phượng và các đồng đội quay lại đất Tây Đô, sân bóng này vơi đi hơn nửa lượng khán giả so với năm ngoái.
Rồi ở sân Hàng Đẫy, lần đầu tiên Gỗ của lứa Công Phượng xuất hiện tại đây hồi lượt đi V-League 2015, BTC sân bán được những 7.000 – 8.000 vé, nhưng đến trận tứ kết cúp quốc gia giữa Hà Nội T&T và HA Gia Lai, lúc khán giả đã hết tò mò, sân Hàng Đẫy trở lại với cảnh vắng hoe quen thuộc.
Thành ra, không thể lấy vài hiện tượng đơn lẻ để đánh giá tổng quát rằng người hâm mộ nói chung đã bị thuyết phục bởi chất lượng của V-League, rồi quay trở lại với các sân bóng, trong khi chất lượng của giải đấu thực chất không hề tăng, tính cạnh tranh cũng không tăng so với các mùa trước, đặc biệt là ở cuộc đua đến ngôi vô địch.
Chất lượng của V-League nằm ở đâu khi mà hầu như cả lượt về trước mắt, vấn đề mà người ta quan tâm nhất chỉ là đội bóng của bầu Đức có thoát được “đòn hội đồng” hay không? - Khi kiểu gì cũng phải có đội bị dí cho suất rớt hạng, để phần còn lại của giải đấu ung dung cán đích và hoàn thành mục tiêu… trụ hạng!
Mấy năm trước, mỗi lần B.Bình Dương muốn vô địch, họ dứt khoát phải cầu viện đến HLV Lê Thụy Hải, nhưng năm nay họ thậm chí chủ động cho ông Hải nghỉ, nhưng nhiều khả năng vẫn bảo vệ thành công ngôi vương.
Không phải ông Hải đi rồi thì B.Bình Dương yếu đi, cũng không hẳn B.Bình Dương bây giờ mạnh đến mức không cần ông Hải nữa. Kỳ thực là đội bóng đất Thủ Dầu vẫn có những vấn đề nhất định, nhất là ở sự kết dính của nhiều ngôi sao trong đội hình.
Dù vậy, B.Bình Dương vẫn gần như một mình một ngựa trên đường đua đến ngôi đầu giải đấu, bởi đơn giản các đối thủ của họ dường như chỉ đá để… trụ hạng.
Bầu Đức ngay từ khi bóng chưa lăn đã thể hiện quan điểm “đá đẹp có rớt hạng cũng sướng”. Và cái quan điểm gây nhiều tranh cãi đấy có lúc lại được một bộ phần không nhỏ những người xung quanh đón nhận hồ hởi mới lạ chứ!
B.Bình Dương càng lúc càng cô độc trên ngôi đầu V-League (ảnh: Nguyễn Đình)
Nó lạ ở chỗ thể thao đầu tiên phải có tính cạnh tranh, sự cạnh tranh chính là thành tố kích thích sự phát triển của thể thao. Thế nhưng, một khi người ta hồ hởi với quan điểm sẵn sàng… rớt hạng để chạy theo cái khái niệm đá đẹp còn quá mơ hồ, thì rõ ràng người ta cũng sẵn sàng gạt phắt tính cạnh tranh trong thể thao.
Và cụ thể là V-League mùa này hầu như không có tính cạnh tranh. Giải đấu mà ở trên chỉ có mỗi B.Bình Dương mặn mà với ngôi vô địch, trong khi ở nhóm dưới lại chỉ có 1 suất rớt hạng, riêng phần còn lại cứ đủng đà đủng đỉnh nguyên cả lượt đi, thì thật khó để chỉ ra tính cạnh tranh của giải đấu số 1 bóng đá nội có tính cạnh tranh ở điểm nào?
Và hệ quả của một V-League không hấp dẫn, lại thiếu tính cạnh tranh nằm ở chỗ giá trị thương mại của giải đấu giảm sút rõ rệt: Doanh nghiệp đang đứng chung tên với V-League chỉ bỏ ra số tiền bằng 1/4, thậm chí 1/5 so với số tiền mà họ phải chi để được gắn tên với giải Thai-League của Thái Lan.
Ốc không mang nổi mình ốc
V-League cũng không còn khả năng tìm được nhà tài trợ cỡ bự. Người ta thật khó tưởng tượng các giải đấu trong nước kiếm đâu ra nhà tài trợ, nếu như ngồi ghế chủ tịch VPF không phải là bầu Thắng. Trong số 8 thương hiệu tài trợ phụ, song hành cùng các giải V-League, đã có đến 4 – 5 thương hiệu thuộc sở hữu trực tiếp của ông Thắng, hoặc ông đóng vai trò cổ đông lớn ở đấy. Thành ra, V-League có tiền chủ yếu đến từ quan hệ của 1 – 2 cá nhân, chứ không phải nhờ năng lực tổ chức, không đến từ sức hút theo kiểu “hữu xạ tự nhiên hương”.
Người ta sớm vội mừng khi một vài trận đấu có sự hiện diện của HA Gia Lai thu hút đông người xem. Nhưng người ta chưa thẩm định rõ ràng rằng hiện tượng “cháy” vé liên quan đến Công Phượng và các đồng đội xuất phát từ sự tò mò của người xem, hay đến từ yếu tố chuyên môn?
Có thể lấy ví dụ từ sân Cần Thơ. Năm ngoái, lúc dàn cầu thủ của bầu Đức đá giải U21 quốc tế ở đấy, sân Cần Thơ có sức chứa hơn 40.000 người không còn chỗ trống, nhưng năm nay, khi Công Phượng và các đồng đội quay lại đất Tây Đô, sân bóng này vơi đi hơn nửa lượng khán giả so với năm ngoái.
Rồi ở sân Hàng Đẫy, lần đầu tiên Gỗ của lứa Công Phượng xuất hiện tại đây hồi lượt đi V-League 2015, BTC sân bán được những 7.000 – 8.000 vé, nhưng đến trận tứ kết cúp quốc gia giữa Hà Nội T&T và HA Gia Lai, lúc khán giả đã hết tò mò, sân Hàng Đẫy trở lại với cảnh vắng hoe quen thuộc.
Thành ra, không thể lấy vài hiện tượng đơn lẻ để đánh giá tổng quát rằng người hâm mộ nói chung đã bị thuyết phục bởi chất lượng của V-League, rồi quay trở lại với các sân bóng, trong khi chất lượng của giải đấu thực chất không hề tăng, tính cạnh tranh cũng không tăng so với các mùa trước, đặc biệt là ở cuộc đua đến ngôi vô địch.
Chất lượng của V-League nằm ở đâu khi mà hầu như cả lượt về trước mắt, vấn đề mà người ta quan tâm nhất chỉ là đội bóng của bầu Đức có thoát được “đòn hội đồng” hay không? - Khi kiểu gì cũng phải có đội bị dí cho suất rớt hạng, để phần còn lại của giải đấu ung dung cán đích và hoàn thành mục tiêu… trụ hạng!
Kim Điền