Nghe lén điện thoại hình phạt cao nhất có thể bị tử hình

(Dân trí) - Thông tin 14.000 tài khoản di động bị nghe lén được Phòng cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50), CA Hà Nội phát hiện đang gây sự rúng động cho nhiều cá nhân (gói Ptracker) và doanh nghiệp (gói PtrackerERP). Tuy nhiên, con số này chắc chắn còn cao hơn nữa bởi đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự việc tương tự.

(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Trước đây một tháng, lực lượng thanh tra liên ngành đã phát hiện Lê Viết Tám cũng kinh doanhȬ cài đặt phần mềm mSpy trái phép trên điện thoại di động, dù quy mô nhỏ hơn so với Việt Hồng. Hai vụ việc xảy ra liên tiếp cho thấy loại hình tội phạm công nghệ cao này đã không còn xa lạ ở Việt Nam.

Khi bị cài đặt chương trình này, tất cả ɤữ liệu như danh bạ, tin nhắn, các cuộc gọi đi, gọi đến, âm thanh ghi âm xung quanh, hình ảnh, video, thống kê lịch sử truy cập trang web, lộ trình di chuyển, vị trí hiện tại của máy… bị giám sát sẽ được phần mềm lưu lại và đẩy lên máy chủ sau đấy chỉ ɫhoảng 5-10 phút.

Nói tóm lại, tất cả mọi bí mật riêng tư của “khổ chủ” sẽ bị phơi bày trước mắt người khác.

Thế nhưng, điều đáng lo ngại ở đây không chỉ là nhận thức về bảo mật dữ liệu của đa số người Việt Nam ta còn rất thấp mà cònȠlo ngại bởi sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng. Việc bán phần mềm này diễn ra công khai nhiều ngày trên mạng và số người sử dụng đã lên đến hàng vạn.

Trong khi đó, đây hoàn toàn có thể được coi là một tội phạm hình sự mà mức án caoȠnhất từ chung thân đến tử hình.

Tại Điều 226, Bộ luật hình sự qui định về Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính. Theo đó, người nào sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính, cũng như ȑưa vào mạng máy tính những thông tin trái với quy định của pháp luật có tổ chức, gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.

Đặc biệt, nếu sử dụng việc nghe lén để làm gián điệp thì sẽ bị phạt theo Điều 80 Bộ Luật hình sự,ȍ mức án cao nhất là chung thân hoặc tử hình.

Có lẽ sẽ là bi kịch nếu trong một xã hội, mọi bí mật riêng tư không được đảm bảo.

Tại mục 2, Điều 21 Hiến pháp năm 2013 Bộ luật cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam qui định: “Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng ɴư của người khác”.


Bùi Hoàng Tám


BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cám ơn các bạn!