Vùng kinh tế phía Nam phát triển mở rộng, Bình Phước gia tăng sức hút FDI

(Dân trí) - Trong 20 năm qua, Việt Nam đã từng bước trở thành điểm sáng công nghiệp của Đông Nam Á. Từ 335 ha đất công nghiệp năm 1986, đến năm 2019, con số này đã lên tới gần 95.500 ha. Việt Nam đang bước vào thời hoàng kim và trở thành thỏi nam châm thu hút sự quan tâm của giới đầu tư, nhờ môi trường kinh tế cởi mở, nguồn lao động dồi dào, chi phí thấp.

Việt Nam gia tăng nguồn vốn FDI vào mảng công nghiệp

Theo đó, mức lương cho nhân công trung bình của Việt Nam khoảng 237 USD một tháng - con số cực kỳ khiêm tốn so với Thái Lan (412 USD/tháng), Trung Quốc (866/tháng) và Malaysia (924/tháng). Chi phí nhà xưởng tại Việt Nam cũng được xếp hạng "vừa túi tiền" khi kinh phí xây dựng nhà xưởng trung bình năm 2018 tại Việt Nam đang thấp hơn Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia.

GDP Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á trong 2019 đạt 6,8% cao hơn Philippines (6,2%), Indonesia (5,8%), Malaysia (4,5%), Thái Lan (3,5%), Singapore (2,4%). Đặc biệt Việt Nam sở hữu tuyến hàng hải quan trọng tại biển Đông, trở thành điểm chung chuyển hàng hóa từ các nước Châu Á với các cảng nước sâu: Cái Mép, Thị Vải, tạo điều kiện thuận lợi xuất nhập khẩu hàng hóa cho ngành công nghiệp, phát triển logistics.

Nếu những lợi thế trên là điều kiện cần thì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện tại là điều kiện đủ. Khi các công ty, tập đoàn quốc tế di dời khỏi Trung Quốc, Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam trở thành lựa chọn tốt nhất. Cơ hội cho các khu công nghiệp Việt Nam, gia tăng thêm số lượng, tăng tỷ lệ lắp đầy các KCN hiện hữu và tăng giá thuê, đi kèm phát triển giá bất động sản địa phương.

Vùng kinh tế phía Nam phát triển mở rộng, Bình Phước gia tăng sức hút FDI - 1

Năm 2018, thu hút đầu tư FDI của Việt Nam đứng thứ 3 trong khối Asean sau Singapore và Indonesia và nằm trong top 20 thế giới. Riêng khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam là đầu tàu dẫn dắt các khu vực kinh tế trọng điểm khác của cả nước, chiếm 45% GRDP Việt Nam, đóng góp 42% ngân sách nhà nước, hơn 40% kim ngạch xuất khẩu và hơn 40% vốn FDI đăng ký.

Công nghiệp tăng trưởng, bất động sản được đà phát triển theo xu hướng mới. Dựa trên nhu cầu phát triển công nghiệp, hạ tầng giao thông được đầu tư, các lĩnh vực kinh tế, dịch vụ, thương mại cũng gia tăng phục vụ các khu công nghiệp. Khi đó nhu cầu về chỗ ở, dịch vụ, giải trí của các KCN sẽ làm gia tăng giá trị bất động sản.

Bình Dương và Đồng Nai là hai thị trường truyền thống phát triển mạnh khu công nghiệp ở miền Nam. Nguồn vốn đầu tư vào công nghiệp càng cao sẽ mở rộng phạm vi đầu tư của các tập đoàn quốc tế, các thị trường mới, nơi còn quỹ đất lớn, nhân công dồi dào, thuận lợi giao thương sẽ là lựa chọn tất yếu, đến lúc này các đơn vị vệ tinh như Bình Phước, Long An, Tây Ninh sẽ là điểm đến mới.

Bất động sản công nghiệp Bình Phước trên đà gia tăng

Bình Phước cùng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tuy chưa có tốc độ phát triển như Bình Dương, Đồng Nai, nhưng có lợi thế giao thương trong và ngoài nước, có khả năng đúc kết kinh nghiệm phát triển. Tỉnh là cầu nối với các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia...), kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thông qua các tuyến QL 13, QL 14, ĐT 741, ĐT 753... Việc chuẩn bị triển khai hệ thống cao tốc và đường sắt, đường vành đai, cùng với quỹ đất rộng, sở hữu các khu công nghiệp quy mô đang được lắp đầy bởi các dự án, sẽ tăng thêm lợi thế cạnh tranh của địa phương.

Vùng kinh tế phía Nam phát triển mở rộng, Bình Phước gia tăng sức hút FDI - 2

Hiện Bình Phước đang có 13 khu công nghiệp, đang được FOOD đầu tư 157,6 triệu USD, Tập đoàn Kuka Home đầu tư hơn 50 triệu USD, Hùng Nhơn và Tập đoàn De Heus (Hà Lan) đầu tư 1.150 tỷ đồng, Công ty Cổ phần VRG Dong Wha đầu tư 160 triệu USD, Công ty TNHH Freewell đầu tư 125 triệu USD,… Đến đầu tháng 10/2019 đã có 224 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đầu tư vào Tỉnh với số vốn giải ngân lên đến hơn 2,2 tỷ USD.

Bình Phước nằm trong “tầm ngắm” của nhà đầu tư nước ngoài vào mảng công nghiệp. Thêm vào đó, chủ trương của địa phương đang tập trung khuyến khích thu hút đầu tư, tạo môi trường cởi mở cho doanh nghiệp phát triển. Bình Phước lấy công nghiệp làm nền tảng mà hạt nhân chính là mô hình công nghiệp, đô thị, dịch vụ, cùng với kết cấu hạ tầng KCN đồng bộ, hiện đại, hạ tầng giao thông hoàn chỉnh.

Trong quy hoạch của tỉnh, TP Đồng Xoài sẽ là đơn vị chủ chốt được nhận mọi nguồn lực về kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục; là trung tâm hạt nhân nơi được đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, dịch vụ, tiện ích kết nối trực tiếp đến các khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh.

Theo xu hướng bất động sản công nghiệp, nếu giá đất xung quanh KCN tăng gấp đôi thì giá đất đô thị tại Đồng Xoài có khả năng tăng cao từ 3 đến 5 lần, đặc biệt những khu vực sầm uất thuộc các trục đường giao thông huyết mạch của thành phố như ngã 4 liên tỉnh, quốc lộ 14, đường Phú Riềng Đỏ (ĐT 741), Lê Quý Đôn (ĐT 753)...

Vùng kinh tế phía Nam phát triển mở rộng, Bình Phước gia tăng sức hút FDI - 3

Trong đó đoạn Phú Riềng Đỏ giao Lê Quý Đôn tập trung siêu thị, chợ, cửa hiệu, ngân hàng... cùng hàng loạt cơ sở kinh doanh đa dạng biến nơi đây trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ của thành phố. Chủ đầu tư Era Group đang triển khai Era Central Point tại Lê Quý Đôn, ngay trung tâm TP Đồng Xoài với chính sách bán hàng ưu đãi.

Dự án đã có sổ đỏ từng lô, 100% thổ cư, hỗ trợ vay vốn đến 70%, lãi suất 0% trong 6 tháng đầu, đây là dự án tiêu biểu tại thị trường Đồng Xoài, nơi giá đất có tiềm năng tăng cao khi đi cùng với xu hướng phát triển của bất động sản công nghiệp.

Thông tin chi tiết

Hotline: 0971 72 73 74

Website: https://eracentralpoint.vn/

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm