Việt Nam trông đợi một "Đại đô thị thông minh"

(Dân trí) - Thành phố thông minh không phải là khái niệm quá mới mẻ, đặc biệt là trong thời kỳ cả thế giới đang bước sang kỷ nguyên 4.0, vạn vật đều kết nối với nhau qua môi tường công nghệ. Thị trường bất động sản tại Việt Nam cũng không muốn đứng ngoài xu thế đó, đặc biệt là với nhu cầu ngày càng cao của các cư dân thời đại mới.

Việt Nam trông đợi một Đại đô thị thông minh - 1
(Thành phố thông minh là tương lai tất yếu của xã hội - Ảnh minh họa)

Các đô thị thông minh không còn là mô hình quá xa lạ trên thế giới. Theo thống kế của Statistics, số lượng các thành phố thông minh đang bùng nổ trên toàn cầu. Vào năm 2015, thế giới chi khoảng 14,9 tỷ USD để xây dựng các thành phố minh, nhưng dự đoán đến năm 2020, số tiền đầu tư để kiến tạo nên những đô thị này trên toàn cầu có thể lên đến 34,45 tỷ USD. Tại nhiều nước trong khu vực châu Á, rất nhiều mô hình đô thị thông minh đã được xây dựng thành công. Một trong những thành phố thông minh đầu tiên trên thế giới là Songdo nằm cách thủ đô Seoul, Hàn Quốc khoảng 40km.

Tại Songdo, rác thải được tái chế để tạo ra điện năng. Người dân sống tại Songdo có thể hưởng nhiều lợi ích về công nghệ như sống trong các căn hộ thân thiện với môi trường, hệ thống máy tính quản lý nhà ở thân thiện, cùng với các tuỳ chọn giao thông hiệu quả.

Ngoài Hàn Quốc, rất nhiều nước khác trong khu vực châu Á đã thành công tạo dựng các Smart City của riêng mình như: Nhật Bản với dự án Fujisawa, Singapore với Derbyshire...). Theo báo cáo của Mckinsey về đô thị thông minh, những mô hình thành phố công nghệ cao sẽ mang đến cho cư dân rất nhiều lợi ích như cắt giảm chi tiêu, tăng tính an toàn, giảm các nguy cơ liên quan đến sức khoẻ, và góp phần bảo vệ môi trường...

Việt Nam trông đợi một Đại đô thị thông minh - 2
Thành phố thông minh Fujisawa với những ngồi nhà lớp mái thu năng lượng mặt trời

Tuy nhiên để xây dựng một thành phố thông minh không hề nhanh chóng và dễ dàng. Theo Bộ xây dựng, một thành phố thông minh luôn phải đảm bảo đủ 6 tiêu chí: Kinh tế thông minh (phát triển có sức cạnh tranh), vận động thông minh (giao thông – hạ tầng kỹ thuật), cư dân thông minh (nhân lực, năng lực), môi trường thông minh (tài nguyên tự nhiên), Quản lý đô thị thông minh, chất lượng cuộc sống tốt (thông minh).

Tại Việt Nam, nhiều dự án bất động sản đã lên tiếng về việc xây dựng các khu đô thị thông minh. Tuy nhiên, các dự án hiện tại mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng các căn hộ thông minh đơn lẻ, với việc tự động hoá một số chức năng cơ bản như hệ thống chiếu sáng, âm thanh, hệ thống khóa cửa, rèm cửa…

Hầu hết việc nâng cấp “thông minh” đều dưới quy mô nhỏ, phạm vi chỉ dừng lại trong căn hộ hoặc một nhóm căn hộ trong tòa nhà. Điều này dẫn đến thực tế giá nhà bị đội lên nhưng trải nghiệm của khách hàng không được nâng cấp nhiều.

Một trong những yêu cầu hàng đầu của một thành phố thông minh là việc kiểm soát vận hành và ứng dụng công nghệ phải được tiến hành trên toàn bộ không gian của khu đô thị đó. Chỉ khi vận hành đồng bộ, cuộc sống của người dân mới có thể tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rác thải và thậm chí thúc đẩy các mối quan hệ xã hội.

Việt Nam trông đợi một Đại đô thị thông minh - 3
Việc đầu tư vào công nghệ trong các dự án bất động sản nhưng với quy mô nhỏ và chưa đồng nhất thậm chí tạo nên nhiều bất lợi trong cuộc sống cho cư dân - Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, việc triển khai trong phạm vi nhỏ cùng với các công nghệ hoạt động độc lập không thống nhất của một số dự án hiện nay thậm chí còn khiến cho cuộc sống của cư dân trở nên phiền toái. Họ phải giữ nhiều loại thẻ mới có thể tiếp cận các tiện ích của dự án. Thêm vào đó việc đầu từ nhiều nguồn lực để kiểm soát cho từng bộ phận cũng gây lãng phí tài chính, đi ngược lại với mục đích giúp tiết kiệm tài nguyên của các đô thị thông minh.

Để bắt kịp xu hướng, một dự án đô thị thông minh chắc chắn cần sự đầu tư nghiêm túc và kinh nghiệm vận hành bài bản từ các chủ đầu tư uy tín, có tiềm lực tài chính và công nghệ tốt. Sau khi Vingroup chính thức công bố chiến lược đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực công nghệ - công nghiệp với mục tiêu đến năm 2028, Vingroup sẽ trở thành một tập đoàn công nghệ - công nghiệp - dịch vụ đẳng cấp quốc tế, trong đó công nghệ chiếm tỷ trọng chính, dư luận và thị trường đang chờ đợi một sự thay đổi tích cực trong mảng bất động sản – vốn là thế mạnh hàng đầu của tập đoàn. Sự ra đời của một dự án thông minh sẽ là tất yếu và không chỉ dừng lại ở “thành phố”, đó sẽ là các “Đại đô thị thông minh” trong tương lai, nới rộng quy mô triển khai đồng bộ và trở thành tiêu chuẩn mới của ngành bất động sản.