TPHCM: Bất động sản đáp ứng nhu cầu ở thực "lên ngôi"

Trường Thịnh

(Dân trí) - Năm 2023, bất động sản đáp ứng nhu cầu ở thực có nhiều lợi thế, nhất là các dự án sở hữu ưu thế vượt trội về vị trí, tiện ích, dịch vụ, phù hợp với sự thay đổi "khẩu vị" của khách hàng. Đây được kỳ vọng là động lực phục hồi của thị trường nói chung.

Khu vực phía Đông TPHCM hút khách có nhu cầu ở thực

Thị trường bất động sản tiếp tục có thêm những tín hiệu tích cực. Gần đây nhất, Chính phủ đã xây dựng dự thảo nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững. Cùng với đó, dòng vốn cho cả người bán và người mua nhà cũng được công bố sẽ sớm khơi thông, tạo thanh khoản tốt hơn cho thị trường.

Tại TPHCM, thành phố cũng đã thành lập tổ công tác, trực tiếp gặp gỡ các doanh nghiệp, phân loại từng nhóm vấn đề để tháo gỡ. Đồng thời, các công trình giao thông trọng điểm có tính chất kết nối sẽ được ưu tiên nguồn vốn triển khai trong thời gian tới, tạo cú hích mới cho thị trường nhà đất.

TPHCM: Bất động sản đáp ứng nhu cầu ở thực lên ngôi - 1
Phía Đông TPHCM hấp dẫn khách hàng tìm mua bất động sản để ở thực (Ảnh: Vinhomes).

Quan sát các diễn biến gần đây, anh Đỗ Ngọc Duy, chuyên viên môi giới một đại lý bán hàng, tin rằng thị trường bất động sản đang quay đầu hồi phục. "Thực tế các giao dịch không hoàn toàn đóng băng, thậm chí có thời điểm khá sôi động, xuất phát từ nhu cầu của người mua ở thực. Với họ, trong các tiêu chí giúp đưa ra quyết định chốt đơn, ngoài tính pháp lý, tiến độ dự án thì vị trí, hạ tầng là quan trọng nhất. Do đó, việc thành phố dồn lực vào hạ tầng sẽ giúp khách hàng xác định được rõ hơn tọa độ an cư phù hợp với mình", anh Duy phân tích.

Trên thực tế, hạ tầng giao thông của TPHCM ngày càng hoàn thiện trong thời gian qua, nổi bật nhất là khu vực phía Đông. Trong đó, các công trình chiến lược như cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, đường Vành đai 2, Mai Chí Thọ, dự án mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh… đã rút ngắn thời gian ra - vào trung tâm thành phố chỉ còn 20 phút chạy xe. Cùng với đó, cầu Phú Mỹ liên thông với các tuyến vành đai cũng mở rộng khả năng kết nối tới các tỉnh, thành phố lân cận.

Từ cuối năm ngoái tới đầu năm nay, có thêm hàng loạt dự án nghìn tỷ khác được triển khai tại khu Đông. Đáng chú ý có nút giao An Phú, với tổng vốn đầu tư khoảng 3.400 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào dịp 30/4 tới đây. Rồi dự án đường Vành đai 3 có tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng, sẽ khởi công vào giữa năm nay, hoàn thành giữa năm 2026, thúc đẩy liên kết vùng giữa TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

"Hạ tầng giao thông bứt phá, khu vực phía Đông đã xuất hiện hàng loạt đại đô thị có quy mô lớn, là nguồn cung quan trọng của cả thị trường TPHCM, thu hút hàng vạn cư dân chuyển về. Khi hạ tầng giao thông có thêm tính kết nối, làn sóng này sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn", anh Đỗ Ngọc Duy nhận định.

Đại đô thị xanh "all-in-one" hút khách có nhu cầu ở thực

Ngoài sức hút về vị trí, hạ tầng, các đại đô thị ở phía Đông TPHCM còn được nhiều khách hàng lựa chọn bởi sự vượt trội về tiện ích và ứng dụng công nghệ, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu nghỉ dưỡng, an cư, mua sắm... Là khu vực mới phát triển, chủ đầu tư các dự án tại đây có cơ hội kiến tạo các đô thị xanh "all-in-one", thông minh và an toàn để chinh phục những khách hàng có nhu cầu sở hữu căn hộ ở hiện tại.

TPHCM: Bất động sản đáp ứng nhu cầu ở thực lên ngôi - 2
Vinhomes Grand Park là "nơi mong đến, chốn mơ về" của nhiều cư dân ở phía Đông TPHCM (Ảnh: Vinhomes).

Ví dụ điển hình là tại Vinhomes Grand Park, việc quản lý vận hành toàn bộ đại đô thị có sự hỗ trợ của hệ thống camera đa lớp, tích hợp khả năng nhận diện khuôn mặt FaceID, hạn chế tình trạng người lạ di chuyển vào dự án. Ngoài ra, hệ thống thang máy thông minh phân tầng cho phép cư dân lên đúng tầng của mình, giảm thiểu rủi ro căn hộ bị đột nhập, đảm bảo mang tới cuộc sống an toàn cho cư dân.

Từng căn hộ tại đây cũng được ví như "ngôi nhà kết nối vạn vật" khi chỉ bằng "một nút chạm", cư dân đã có thể xử lý mọi dịch vụ, tăng cường tương tác với chủ đầu tư hay cộng đồng dân cư. Các ứng dụng dành riêng cho cư dân được kích hoạt, cho phép chủ nhân có thể điều khiển các thiết bị trong không gian sống một cách linh hoạt, thêm một lần kiểm soát an toàn, an ninh cho tổ ấm của mình.

Cùng với đó, các đại đô thị ở phía Đông TPHCM còn hấp dẫn bởi luôn dẫn đầu thị trường về quy mô nhờ sở hữu ưu thế của quỹ đất rộng lớn. Từ đó, chủ đầu tư chú trọng nhiều hơn vào việc kiến tạo cảnh quan, môi trường sống. Đây cũng chính là các giá trị mà cư dân đang khao khát tìm kiếm sau đại dịch Covid-19. Cụ thể, theo Báo cáo tâm lý và chỉ số người tiêu dùng bất động sản ở Việt Nam do chuyên trang batdongsan.com.vn công bố, 61% người được khảo sát cho biết họ thích sống gần không gian xanh và sân vườn, 45% đang muốn chuyển ra ngoại ô và các khu vực ít đông đúc hơn…

Chị Nguyễn Hồng Nga (quận Bình Thạnh, TPHCM) - cư dân tương lai của khu Đông - chia sẻ: "Tôi quyết định chuyển nhà để thoát khỏi nỗi ám ảnh kẹt xe, chật chội, ô nhiễm môi trường hàng ngày phải đối mặt. Và về Vinhomes Grand Park - nơi an cư mới của tôi - thì có mọi thứ: môi trường trong lành, cây xanh rợp bóng, không gian đẹp đẽ, tiện ích - dịch vụ thì đủ đầy, tiện nghi ngay tại nơi mình sống".

Được mệnh danh là "đại đô thị đáng sống tại TPHCM", với diện tích dành cho cây xanh và mặt nước lên tới hàng chục ha, được xây dựng với các chủ đề khác nhau, thời gian qua, Vinhomes Grand Park đã trở thành "mái nhà chung" của hàng vạn người. Làn sóng dịch chuyển về đây được dự báo sẽ còn tiếp tục mạnh mẽ hơn nữa khi các dự án giao thông trọng điểm đang triển khai hoàn thành trong thời gian tới.