Ngày lễ Tiết Phân ở Nhật Bản
(Dân trí) - Tiết phân là ngày người Nhật trừ tà ma và cũng còn mang ý nghĩa đó là sự phân chia giữa các mùa.
Tiết phân (setsubun hay là sechibun) là ngày trước khi bắt đầu của một mùa (lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông). Tiết phân cũng còn mang ý nghĩa đó là sự phân chia giữa các mùa. Sau thời edo thì Tiết Phân được hiểu như là thời điểm trước khi lập xuân (bắt đầu khoảng ngày 4 tháng 2 hằng năm) và cũng là ngày có nhiệt độ lạnh đạt đỉnh điểm.
Thông thường thì người ta sẽ gieo phẩy những hạt đậu nành rang và hô vang khẩu hiệu "Phúc vào đây, ma quỷ hãy đi ra" nghi lễ này chỉ dành cho những người lớn tuổi. Họ sẽ thực hiện nghi thức trừ tà ma bằng cách ăn đậu. Ngoài ra họ còn trang trí những thứ ví dụ như Hiiwagiirashi để trừ tà khí. Những nghi thức này tùy theo từng địa phương, các đền thần thì cách thức sẽ khác nhau.
Vào thời điểm giao mùa, người ta cho rằng tà khí (ma quỷ) sẽ được sinh ra nhiều, chính vì vậy, người ta tổ chức những nghi lễ để xua đuổi chúng. Nghi lễ "tiết phân" được thực hiện hằng năm. "Enhishiki" nghĩa là người ta sẽ trang trí phía trong cánh cửa hình 1 đứa trẻ và con 1 bò được tô vẽ bằng đất.
Cũng có thể được gọi đó là "Toushidouji". Nó được để lên vào giữa đêm của đêm trước ngày "Taikan" và tháo xuống vào giữa đêm của đêm trước ngày lập xuân. Tùy vào "Enhishiki" mà hình dáng của những tượng đất ở các cửa nó cũng sẽ giống nhau. Đây là những nghi lễ được sinh ra và tiến hành từ thời Heian.
Về thời gian bắt đầu Tiết Phân là vào ngày 3 tháng 2 nhưng mà kể từ năm 1985 cho đến khoảng năm 2024 thì nó không giống như vậy. Tóm lại ta có thể biết rằng ngày Tiết Phân thay đổi từ năm này sang năm khác và tương lai chỉ có thế được dự đoán theo các tính toán quỹ đạo. Ngoài Nhật Bản ra không có quốc gia nào có phong tục làm lễ Tiết phân như thế.
Toumaki
Để xua đuổi tà khí, vào dịp Tiết Phân, từ xa xưa người ta cũng đã tiến hành nghi lễ Toumaki. Vào thời Uda, trên núi Kurama xuất hiện quỷ dữ gây hoảng sợ cho mọi người và rồi người ta đã làm lễ cầu nguyện, niêm ấn xuống nơi những con quỷ xuất hiện bằng những hạt đậu, làm cho mắt chúng bị mù giải thoát người dân khỏi hiểm nguy, từ đó câu chuyện trở thành một truyền thuyết được mọi người nhắc đến.
Đậu được người ta tin là thứ có sinh lực trừ ma quỷ hoặc đó cũng là một cách chơi chữ, ném hạt đậu vào những con quỷ sẽ giúp ta diệt trừ tà khí, hay nói cách khác nó có ý nghĩa nguyện cầu cho một năm sức khỏe dồi dào.
Những hạt đậu được gieo xuống, sau đó những người lớn sẽ tự mình ăn những hạt đậu được gieo đó (lưu ý chỉ ăn đúng số tuổi của mình). Thêm nữa, nếu như ăn nhiều hơn 1 hạt so với số tuổi của bản thân thì thân thể sẽ trở nên khỏe mạnh, không bị ốm đau và điều đó cũng đã trở thành một tập quán.
Cách làm Toumaki
Người ta sẽ hét lớn khi gieo hạt đậu xuống. Vào năm 1447, câu được mọi người thường dùng đó là "Quỷ dữ đi đi, Phúc hãy vào đây". Tuy nhiên, tùy vào mỗi khu vực và các đền thần mà sẽ có những biến thể khác nhau. Có những ngôi đền người ta coi những con quỷ là những vị thần, hơn nữa ở những nơi đó người ta tránh nói "quỷ dữ hãy đi ra" mà sẽ nói "quỷ vào đây".
Đối với những hạt đậu được sử dụng, trước đó đã được rang lên, làm sạch. Sau khi đậu được dâng lên bàn thờ của những vị thần, sẽ được phân phát cho các địa phương. Việc sử dụng những hạt đậu đã được rang trong ngày tiết phân có tác dụng xua đuổi những điềm xấu trong năm cũ.
Nếu những hạt đậu được gieo xuống, chúng mọc mầm lên thì điều đó là điều không tốt. Các gia đình ở Hokkaidou, Touhoku, Hokuriku, Nankuushuu thì gieo những hạt đậu phộng, tùy vào từng khu vực, đền thần người ta cũng sẽ dùm bánh, kẹo, quýt để ném.
Người ta cho rằng đó là điều hợp lý khi mà đậu phộng khi rơi xuống đất thì cũng sẽ không gây bẩn và sẽ dễ dàng nhặt lên so với đậu tương. Vì thế cho nên nó đã trở thành một thứ Toumaki độc đáo.
Chi Chi
Ảnh: HachiHachi