Condotel bấp bênh, nhà đầu tư Hà Nội săn lùng bất động sản nghỉ dưỡng nội đô
(Dân trí) - Sau hàng loạt vụ đổ vỡ cam kết lợi nhuận của phân khúc condotel tại các thành phố du lịch. Nhiều nhà đầu tư Hà Nội bắt đầu săn lùng bất động sản nghỉ dưỡng nội đô, gần nhà để dễ nghỉ dưỡng và kinh doanh quản lý.
Giao dịch condotel sụt giảm
Chị Hoàng Oanh là chủ sở hữu của 1 căn condotel tại Đà Nẵng. Cách đây 3 năm, chị đầu tư vào phân khúc này để vừa được hưởng cam kết lợi nhuận 10% mỗi năm, vừa được tặng chương trình nghỉ dưỡng cho gia đình. Tuy nhiên, hơn 1 năm qua, kể từ ngày bàn giao nhà, chị vẫn chưa nhận được một đồng cam kết lợi nhuận do chủ đầu tư tuyên bố khó khăn nên không thể tiếp tục duy trì chương trình cam kết.
May mắn hơn chị Oanh, cô Vy sở hữu biệt thự nghỉ dưỡng tại Phú Quốc, trong 3 năm đầu cô vẫn được hưởng chương trình cam kết lợi nhuận 8% mỗi năm. Tuy nhiên, bước vào năm 2020, khi dịch Covid bùng nổ, đã 7 tháng Cô Vy vẫn chưa nhận được một đồng lợi nhuận do khu resort không có khách. Cô cũng chuẩn bị tinh thần không được nhận cam kết lợi nhuận cả năm nay và năm sau nếu như dịch không được khống chế tốt trên toàn thế giới. Không nhận được cam kết lợi nhuận, cô Vy cũng không thể tận dụng để nghỉ dưỡng tại đây thường xuyên vì mỗi chuyến du lịch tận Phú Quốc sẽ rất tốn thời gian và chi phí.
Dễ gặp phải rủ ro như chị Hoàng Oanh hay cô Vy là một thực trạng khá phổ biến với các nhà đầu tư sở hữu condotel.
“Nếu gặp phải chủ đầu tư tiềm lực yếu, hoặc gặp phải dịch Covid như thời gian qua, chương trình cam kết lợi nhuận của condotel rất dễ bị gãy giữa chừng. Mặt khác, nhà đầu tư rất khó quản lý hay sử dụng tài sản của mình do ở quá xa, phải uỷ thác cho đơn vị vận hành. Đặc biệt, dòng sản phẩm nghỉ dưỡng chỉ được sở hữu có thời hạn, không có sổ hồng nên rất khó cầm cố tại ngân hàng” – TS Trần Nguyễn Minh Hải – Chuyên gia địa ốc của trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh cho biết.
Theo báo cáo thị trường BĐS nghỉ dưỡng năm 2019 do Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARs) vừa công bố, nguồn cung và lượng giao dịch condotel quí IV/2019 có sự sụt giảm mạnh so với các quí trước. Cụ thể, trong năm 2019 có 18.425 sản phẩm, lượng giao dịch đạt 6.696 sản phẩm, tương đương với tỉ lệ hấp thụ đạt 36,3%. Đây là con số thấp kỷ lục từ khi condotel ra đời.
Nhà đầu tư chuyển hướng sang bất động sản nghỉ dưỡng nội đô
Không còn hào hứng với xu hướng đánh bắt xa bờ, nhiều nhà đầu tư Hà Nội đã chuyển hướng đầu tư vào dòng sản phẩm nghỉ dưỡng nội đô. Đây là dòng sản phẩm được đánh giá nhiều tiềm năng phát triển khi: Nhu cầu nghỉ dưỡng nội đô rất lớn, sinh lợi đều đặn, pháp lý hoàn chỉnh và dễ dàng quản lý, nghỉ dưỡng. Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nên dòng sản phẩm này cứ tung ra trên thị trường là ngay lập tức cháy hàng.
Nóng, hấp dẫn nhà đầu tư, tuy nhiên dòng sản phẩm nghỉ dưỡng nội đô cực kì hiếm hoi tại Hà Nội. Trong 7 tháng đầu năm 2020, chỉ có 1 dự án thuộc dòng sản phẩm này được công bố ra thị trường là khu phức hợp nghỉ dưỡng Sky Oasis trong lòng thành phố xanh Ecopark – Khu đô thị có thiết kế cảnh quan đẹp nhất thế giới, cách Hồ Hoàn Kiếm 14 km. Khu nghỉ dưỡng Sky Oasis nằm bên hồ vịnh đảo rộng hơn 50 ha, sở hữu gần 100 tiện ích nghỉ dưỡng và giải trí như: Công viên ánh sáng 2.5 km; Khu phố shopping - ẩm thực – giải trí 2.5 km; Chuỗi 3 trung tâm thương mại liên hoàn trước toà tháp; 3 khu vườn thượng uyển trên cao dài hơn 300 m; Vườn chân mây 2000 m2 trên độ cao gần 200 m…
Lợi thế lớn nhất của Sky Oasis là toạ lạc giữa Ecopark – Khu đô thị duy nhất tại Hà Nội sở hữu không gian thích hợp để phát triển bất động sản nghỉ dưỡng. Ecopark có quy mô trên 500 ha, với tổng mức đầu tư 10 tỷ USD, sở hữu: hơn 100 ha cây xanh mặt nước, hồ cảnh quan 54 ha, hơn 1 triệu cây xanh. Chất lượng không khí tại Ecopark vượt cả tiêu chuẩn của EU.
Chị Hoài An, chủ sở hữu 15 căn hộ tại Ecopark, đang có kế hoạch sở hữu 4 căn Sky Oasis cho biết: Sở hữu dòng sản phẩm nghỉ dưỡng Sky Oasis , chị và gia đình có thể về nghỉ dưỡng bất cứ khi nào chị thích mà không phải chuẩn bị bất cứ thứ gì. Trước kia, sở hữu bất động sản tại Nha Trang, Đà Nẵng mỗi năm gia đình chị chỉ có thể đi du lịch ở đó được 4-5 lần. Mỗi đợt đi du lịch là một lần chị phải chuẩn bị đủ thứ: sắp xếp thời gian, sắp xếp hành lý và tiền bạc, đặt vé tàu xe, mệt mỏi di chuyển, đợi chờ check-in và check out.
Thứ 2, dòng sản phẩm nghỉ dưỡng nội đô dễ dàng quản lý, không phụ thuộc vào đơn vị vận hành. Hơn 10 căn hộ của chị An tại Ecopark đều được sử dụng để kinh doanh Airbnb cho tỷ suất lợi nhuận dao động từ 8% - 10%/ năm. Theo chị An, hiện tại khu đô thị xanh Ecopark là một trong những nơi sở hữu cộng đồng kinh doanh homestay mạnh nhất tại Hà Nội. Các căn hộ tại đây đều luôn kín lịch mỗi cuối tuần, các ngày trong tuần hiệu quả cho thuê cũng khá tốt. Bình quân các căn hộ 1 phòng ngủ có giá trên dưới 1 triệu/ đêm, căn 2 phòng ngủ có giá 1,3 triệu – 1,7 triệu/đêm.
Theo chị Hồng Linh – chủ chuỗi homestay có tiếng tại Ecopark cho biết: Kinh doanh homestay tại Ecopark đặc biệt tốt do nhu cầu nghỉ dưỡng nội đô của người Hà Nội rất cao. Hiện tại, các dòng sản phẩm nghỉ dưỡng 5 sao tại các thành phố du lịch chỉ mới đáp ứng được nhu cầu ít ỏi trong các kỳ nghỉ dài. Riêng nhu cầu nghỉ dưỡng thường xuyên mỗi tuần, thì chỉ có một mình Ecopark sở hữu không gian như một đại resort đáp ứng được.
Thứ 3, dòng sản phẩm nghỉ dưỡng nội đô như Ecopark luôn có pháp lý hoàn chỉnh, sổ hồng hiện hữu, sở hữu rất an toàn.
Cuối cùng, các căn hộ tại Sky Oasis ở hữu giá khá mềm. Theo công bố của chủ đầu tư, các căn hộ Sky Oasis có giá khoảng 900 triệu/ căn studio; 1.6 tỷ/ căn 2 phòng ngủ. Khách hàng chỉ cần thanh toán 30%, 70% còn lại sẽ được ngân hàng tài trợ, được chủ đầu tư miễn lãi suất và ân hạn nợ gốc trong 24 tháng. Khi đưa vào vận hành, số tiền cho thuê có thể thanh toán tiền ngân hàng mỗi tháng.