Tư vấn pháp luật:
Quyền định đoạt đối tài sản chung, riêng vợ chồng?
(Dân trí) - Mẹ tôi muốn làm di chúc trước cho tôi về căn nhà của gia đình tôi đang ở - tài sản chung của ba mẹ tôi, cái này chỉ tôi và mẹ tôi biết. Như vậy có được không? Hay là phải có sự đồng ý của ba tôi.
Trả lời:
1.Tại Khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”
Tại Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định :“Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”;
Như vậy theo quy định trên thì mẹ bạn không có quyền định đoạt toàn bộ căn nhà mà gia đình bạn đang ở cho bạn, bà chỉ có quyền định đoạt ½ căn nhà này. Do vậy, để được toàn quyền định đoạt, sử dụng căn nhà này thì phải có sự đồng ý của bố bạn, tức là bố mẹ bạn sẽ cùng làm di chúc để định đoạt để lại căn nhà này cho bạn.
2. Vì bạn không cung cấp cụ thể vốn riêng này là gì? Và hình thành như thế nào?
Nếu bạn muốn được hưởng toàn bộ số vốn đó thì bạn phải được mẹ di chúc cho bạn, tuy nhiên để có thể định đoạt số vốn này, mẹ anh phải có chứng cứ chứng minh đó là nguồn mẹ bạn có trước hôn nhân hoặc được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, ví dụ như: sổ tiết kiệm gửi trước thời kỳ hôn nhân, hay được ai đó tặng cho riêng tiền có hợp đồng thỏa mãn các quy định của pháp luật – theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này”.
Luật sư Vũ Thị Hiên
Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội
Điện thoại: 04 3 747 8888 - Fax: 04 3 747 3966
Hot-line: 093 366 8166
Email: info@luatdaiviet.vn
Website: www.luatdaiviet.vn
Ban Bạn đọc