Góp ý Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI:

Cần có một mô hình kinh tế nông nghiệp thích hợp

Xin đề nghị đặt trọng tâm vào việc rút ngắn khoảng cách thu nhập, giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân mà giải pháp chủ yếu là cân đối nền kinh tế vĩ mô, cân đối thu nhập của 3 khu vực công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp<br><a href='http://dantri.com.vn/event-1571/Gop-y-du-thao-Van-kien-Dai-hoi-Dang.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng</b></a>

I. NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ CỦA ĐẢNG

·         Cần phải có một tư duy nhận thức rõ hơn về Đảng ta :

Đảng ta ra đời và gắn bó với dân tộc, đất nước đã gần 1 thế kỷ nay, Cách Mạng Việt Nam do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, dẫn dắt đã vượt qua một chặng đường dài vừa đấu tranh, vừa phát triển, luôn thành công và ngày càng vững mạnh hợp với quy luật phát triển và văn minh của loài người, của thời đại.

Những nhân tố cơ bản thúc đẩy, định hướng cho sự phát triển văn minh tiến bộ của thời đại ngày nay nhất định có sự đóng góp tích cực từ kết quả của cuộc cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại, từ phong trào xã hội chủ nghĩa do Liên Xô cũ đứng đầu và phong trào đoàn kết đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới mà Đảng ta, dân tộc đất nước ta là lực lượng tiêu biểu, luôn dẫn đầu.

Thắng lợi của 2 cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân Pháp và chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu, thành công của công cuộc đổi mới kinh tế và hội nhập hiện nay cũng do Đảng tổ chức và lãnh đạo, không những luôn giữ vững những thành quả cách mạng, giá trị văn hóa của dân tộc mà còn phát huy sáng tạo giữa trào lưu phát triển văn minh của thời đại, không chỉ phát triển hội nhập quốc tế  mà còn là phát triển hội nhập vào trung tâm của nền văn minh thời đại, lịch sử phát triển văn minh nhân loại, văn minh thế giới đã lựa chọn Đảng ta, dân tộc đất nước ta như một nội dung yếu tố không thể thiếu.

·         Về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần được thống nhất cách hiểu rõ hơn, cụ thể hơn để ai cũng hiểu được như :

Về khái niệm cơ bản vẫn thống nhất là: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường nhưng được thiết chế bởi những nguyên tắc xã hội chủ nghĩa và được dẫn dắt bởi tính chất xã hội chủ nghĩa (khái niệm kép động và mở) cần hiểu theo một số ý cơ bản là :

_ Kinh tế  thị trường là giá trị chung chứ không phải của riêng xã hội tư bản, ta định hướng xã hội chủ nghĩa là để xây dựng một xã hội văn hóa, xã hội có con người với con người, con người với thiên nhiên và có của cải vật chất do con người làm ra để phục vụ cho cuộc sống của chính con người chứ không đơn thuần là xây dựng một xã hội của cải vật chất hay còn gọi là tư bản.

_ Nguyên tắc cơ bản xã hội chủ nghĩa cũng là văn hóa ứng xử cơ bản của người Việt Nam về cuộc sống, trách nhiệm, lao động như có làm thì có hưởng, làm nhiều thì hưởng nhiều, nhưng không được gây ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh, xã hội, đến đạo lý và đạo đức nhân văn. Không có điều kiện làm hoặc chỉ có khả năng làm được ít thì được quan tâm giúp đỡ, được hưởng phúc lợi xã hội, an sinh xã hội.

_ Tính chất cơ bản của xã hội chủ nghĩa là vì con người đó cũng là đạo lý cơ bản của dân tộc ta sống trung thực, công bằng, không tham lam, ảnh hưởng đến người xung quanh.

_ Nói ngắn gọn là được quy định theo văn hóa văn minh ứng xử của người Việt Nam và được định hướng dẫn dắt theo tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh.

·         Đảng ra đời đúng vào thời khắc quan trọng trong chuỗi lịch sử phát triển văn hóa đấu tranh dựng nước và giữ nước 4000 năm của dân tộc ta, Đảng được nuôi dưỡng và phát triển chính bằng nền văn minh văn hóa dân tộc, Đảng đại diện cho nền văn minh văn hóa dân tộc Việt Nam mà cụ thể hơn là Đảng đại diện cho ý chí, nguyện vọng, sức mạnh và sự phát triển đi lên của dân tộc ta, đất nước ta. Chính vì vậy mà Đảng luôn trường tồn với đất nước, dân tộc Việt Nam.

Đảng ta là bộ phận nòng cốt, ưu tú của đất nước và dân tộc trên con đường đấu tranh vì sự phát triển, tiến bộ, văn minh của nhân loại, cũng vì  thế  mỗi Đảng viên là một người con ưu tú của dân tộc, người công dân ưu tú của đất nước, một chiến sĩ đấu tranh vì sự công bằng phát triển văn minh nhân loại trên toàn thế giới.

Phấn đấu để trở thành một Đảng viên là một nghĩa vụ, trách nhiệm và hạnh phúc lớn lao của mỗi người Việt Nam, chính vì vậy Đảng gắn bó máu thịt với nhân dân, với mỗi con người Việt Nam chân chính.

II. CẦN XÁC ĐỊNH RÕ NỀN TẢNG XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Con đường xây dựng xã hội “Xã Hội Chủ Nghĩa” mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn cho nhân dân ta, dân tộc ta là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội loài người. Sự lựa chọn này dựa trên 3 nền văn minh cơ bản, đặc thù và có sức mạnh thời đại là :

·         Nền văn minh, văn hóa  dân tộc Việt Nam đã tồn tại và phát triển suốt hơn 4000 năm, là niệm tự hào của mỗi người Việt Nam, sức mạnh của nhân dân Việt Nam là dòng máu Lạc Hồng lưu thông trong cơ thể mỗi người Việt Nam.

·         Nền văn minh văn hóa ứng xử thời đại có sự đóng góp xứng đáng của văn hóa Việt Vam, được cô đọng trong câu nói từ ngàn xưa “Thương người như thể thương thân”, cũng từ đó con người với con người, con người với thiên nhiên là một thể hòa hợp, từ nền tảng văn hóa ứng xử này của dân tộc Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng, kết hợp sáng tạo nhuần nhuyễn với chủ nghĩa Mác - Lênin và đã tạo nên sức mạnh Việt Nam, sức mạnh đóng góp tích cực vào sự phát triển văn minh của thời đại.

·         Nền văn minh khoa học và văn hóa vật chất được tiếp nối từ nền văn minh lúa nước đến nền văn minh lương thực ngày nay.

Phải xác định rõ chính tư tưởng, đạo đức Hồ chí Minh là sợi chỉ hồng xuyên suốt cả 3 nền tảng văn minh trên.

* Đề nghị xác định nhiệm vụ trọng tâm của kinh tế - xã hội giai đoạn tới là:

Xin đề nghị đặt trọng tâm vào việc rút ngắn khoảng cách thu nhập, giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân mà giải pháp chủ yếu là cân đối nền kinh tế vĩ mô, cân đối thu nhập của 3 khu vực công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, từ đó xác định cụ thể công tác đào tạo nguồn nhân lực hài hòa cho các khu vực.

III. CẦN CÓ MỘT MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÍCH HỢP

Hiện nay nông nghiệp nước ta đang tụt hậu so với các khu vực khác, hơn 70% dân số đang sống trong khu vực này, thấy rõ thực trạng đó, hội nghị trung ương lần thứ 7 khóa X đã ra nghị quyết về nông nghiệp - nông dân - nông thôn. Theo đó, để đưa nghị quyết vào đời sống, chính phủ đã thực hiện “chương trình xây dựng nông thôn mới”, đây là việc làm kịp thời thể hiện tầm nhìn của Đảng.

Về thực tế triển khai những nhiệm vụ trên, nhiều địa phương chưa tập trung vào việc tổ chức cho nông dân và các thành phần kinh tế sản xuất và có giải pháp khắc phục đồng bộ những tồn tại, yếu kém  lâu nay mà hội nghị trung ương 7 đã chỉ ra.

Để góp phần thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới của chính phủ, chúng tôi nghĩ rằng cần phải có một mô hình hoạt động trong nông nghiệp nhằm phát huy sức mạnh của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội, cùng với các thành phần kinh tế nông nghiệp theo một phương thức liên kết phối hợp nhiều chiều, từng bước xây dựng bộ phận kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác xã giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế nông nghiệp, làm nền tảng cho sản xuất nông nghiệp hiện đại, mang đặc trưng của nền nông nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Với tâm huyết của mình, chúng tôi, nhóm nghiên cứu độc lập xin gửi tới ban soạn thảo văn kiện đại hội Đảng những đóng góp đã nêu trên và một mô hình hoạt động kinh tế nông nghiệp gồm có 3 tài liệu :

1) Dự án “Xây dựng mô hình mạng liên kết đa chiều cho sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững”.

2) Đề án “Hướng dẫn vận dụng mô hình mạng liên kết đa chiều cho sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững”.

3) Các phương án tổ chức sản xuất cho mỗi địa bàn dân cư (cụm dân cư, gia trại, trang trại, thôn, xã).

Phần này sẽ được soạn thảo trên cơ sở tập hợp đủ các số liệu khảo sát tại địa phương triển khai dự án. 

Đại diện nhóm nghiên cứu độc lập

Vũ Đức Trung – Nguyễn Đăng Việt