1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Điều chỉnh mức lương cơ sở theo ngạch, bậc, chức vụ

Nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở được xác định căn cứ vào mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương theo chế độ quy định. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức để xác định là số thực có mặt thời điểm ngày 1/5/2016.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 103/2016/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ, điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 55/2016/NĐ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ.

Theo đó, nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở được xác định căn cứ vào mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương theo chế độ quy định (không kể tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và các khoản phụ cấp được quy định bằng mức tuyệt đối).

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện là số thực có mặt tại thời điểm báo cáo (số có mặt tại thời điểm ngày 1/5/2016).

Đối với số cán bộ, công chức, viên chức, không vượt quá tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao (hoặc phê duyệt) năm 2016.

Đối với số người làm việc theo chế độ hợp đồng, chỉ tổng hợp số người làm việc theo chế độ hợp đồng không thời hạn trong cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ, số người làm việc theo chế độ hợp đồng không thời hạn trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội áp dụng theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP; số người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân để xác định nhu cầu kinh phí thực hiện Nghị định số 47/2016/NĐ-CP.

Đối với số người vượt so với tổng số biên chế được giao tại thời điểm báo cáo, thì cơ quan, đơn vị phải tự đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo quy định tại Nghị định số 47/2016/NĐ-CP của số biên chế này từ các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật. Do đó, không tổng hợp chung vào nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2016 của các bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tổng số biên chế được giao cụ thể bao gồm biên chế của các bộ, cơ quan trung ương và biên chế của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở được xác định căn cứ vào mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương theo chế độ quy định (không kể tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và các khoản phụ cấp được quy định bằng mức tuyệt đối).

Với những người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống đã được hưởng tiền lương tăng thêm tại Nghị định số 17/2015/NĐ-CP của Chính phủ, nếu tổng tiền lương tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng của tháng 5/2016 thấp hơn tổng tiền lương và tiền lương tăng thêm tính theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng của tháng 4/2016 thì được hưởng phần chênh lệch cho bằng tổng tiền lương đã hưởng của tháng 4/2016.

Còn nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh trợ cấp cho cán bộ xã đã nghỉ việc có mức trợ cấp hàng tháng thấp hơn 2.000.000 đồng/tháng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 55/2016/NĐ-CP.

Thông tư 103/2016/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2016.

Theo Thời báo tài chính VN