1. Dòng sự kiện:
  2. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Tại sao đây là bài phát biểu chiến thắng cảm động nhất?

(Dân trí) - Bài phát biểu chiến thắng này đã chạm tới trái tim của rất nhiều người, mọi chuyện bắt đầu từ một lời hứa.

Nữ diễn viên người Anh Rachel Shenton (30 tuổi) đã nhận được rất nhiều thiện cảm từ công chúng sau khi thực hiện bài phát biểu chiến thắng tại giải Oscar bằng cả lời nói và ngôn ngữ ký hiệu.

Trước đó, Rachel đã hứa với cô bé diễn viên nhí khiếm thính Maisie Sly (6 tuổi) rằng nếu bộ phim của họ giành được giải Oscar, khi bước lên sân khấu, Rachel sẽ phát biểu bằng cả ngôn ngữ ký hiệu để cô bé cùng hiểu.

Bộ phim “The Silent Child” (Đứa trẻ im lặng) có sự tham gia diễn xuất của cả Rachel và Maisie. Phim đã giành được giải Oscar cho Phim ngắn hay nhất. Chuyện phim kể câu chuyện về cuộc sống của một cô bé khiếm thính, sống trong gia đình có các thành viên hoàn toàn bình thường về năng lực thính giác.

Nữ diễn viên Rachel Shenton đã viết kịch bản và diễn xuất trong phim. Hôn phu của cô - Chris Overton - là đạo diễn của phim. Rachel đã được truyền cảm hứng để viết nên kịch bản này sau khi chứng kiến cuộc chiến của người cha quá cố khi ông rơi vào cảnh mất đi thính giác vì bệnh tật.

Khi Rachel bước lên sân khấu, bên cạnh những câu nói thể hiện sự phấn khích khi giành giải, cô cũng đồng thời thực hiện ngôn ngữ ký hiệu đúng như lời hứa với cô bé thủ vai nhân vật chính trong phim.

Bài phát biểu bao gồm cả ngôn ngữ ký hiệu của Rachel đã khiến công chúng rất cảm động và dành nhiều thiện cảm cho nữ diễn viên.

Trên sân khấu của lễ trao giải Oscar, nữ diễn viên Rachel Shenton đã gây cảm động khi diễn đạt bài phát biểu chiến thắng của mình bằng cả ngôn ngữ ký hiệu.
Trên sân khấu của lễ trao giải Oscar, nữ diễn viên Rachel Shenton đã gây cảm động khi diễn đạt bài phát biểu chiến thắng của mình bằng cả ngôn ngữ ký hiệu.

Bộ phim ngắn “The Silent Child” (Đứa trẻ im lặng) mà Rachel biên kịch kiêm diễn xuất, và chồng cô làm đạo diễn, đã giành tượng vàng cho Phim ngắn xuất sắc.
Bộ phim ngắn “The Silent Child” (Đứa trẻ im lặng) mà Rachel biên kịch kiêm diễn xuất, và chồng cô làm đạo diễn, đã giành tượng vàng cho Phim ngắn xuất sắc.

Tại sự kiện thảm đỏ, cặp đôi đã xuất hiện cùng cô bé diễn viên chính của phim - Maisie Sly. Ngoài đời thực, Maisie là một cô bé khiếm thính, giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu.
Tại sự kiện thảm đỏ, cặp đôi đã xuất hiện cùng cô bé diễn viên chính của phim - Maisie Sly. Ngoài đời thực, Maisie là một cô bé khiếm thính, giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Tại sao đây là bài phát biểu chiến thắng cảm động nhất?

Trên sân khấu lễ trao giải Oscar, Rachel cho biết: “Tôi đã hứa với một cô bé 6 tuổi, nữ diễn viên chính của chúng tôi, rằng tôi sẽ phát biểu bằng cả ngôn ngữ ký hiệu, vì vậy, bây giờ, tay tôi sẽ chuyển động hơi nhiều, tôi xin lỗi trước như vậy…

“Bộ phim của chúng tôi nói về một đứa trẻ khiếm thính sinh ra trong một thế giới hoàn toàn tĩnh lặng đối với riêng cô bé ấy. Hàng triệu đứa trẻ trên khắp thế giới này vẫn sống trong sự yên lặng ấy và phải đối diện với những rào cản về giao tiếp, rào cản về giáo dục.

“Khiếm thính là một khuyết tật thầm lặng. Bạn không thể nhìn thấy khiếm khuyết đó và nó cũng không đe dọa trầm trọng cuộc sống của bạn… Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới ban tổ chức giải Oscar vì đã giúp chúng tôi đưa bộ phim này tới với đông đảo khán giả hơn nữa”.

Trước đó, Rachel đã chia sẻ động lực để cô viết nên kịch bản “The Silent Child”, đó là chứng kiến người cha quá cố của cô từng phải vật lộn với việc mất đi thính giác sau khi mắc phải bệnh tật trầm trọng. Sau đó, để giao tiếp được với cha, cô đã học ngôn ngữ ký hiệu.

Ngoài đời thực, cô bé Maisie - nữ diễn viên chính trong phim - sinh ra trong một gia đình có cha mẹ đều khiếm thính, cả gia đình họ giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ ký hiệu. Maisie đã tham gia thử vai sau khi cha mẹ cô bé biết thông tin về bộ phim, về việc người ta đang tìm kiếm một đứa trẻ khiếm thính có thể giao tiếp hoàn toàn bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Đạo diễn của phim Chris Overton cũng chia sẻ thành thực tại lễ trao giải Oscar rằng cha mẹ hai bên đã giúp anh và hôn thê số tiền 1.000 bảng Anh (hơn 31 triệu đồng) để họ có thể thực hiện bộ phim. Hai bên cha mẹ của họ đã cùng hợp tác bán bánh ngọt tự làm. Dự án phim đã được thực hiện bằng số tiền rất ít ỏi mà họ có được như thế.

Tại sao đây là bài phát biểu chiến thắng cảm động nhất? - 4

Tại sao đây là bài phát biểu chiến thắng cảm động nhất? - 5

Bài phát biểu chiến thắng cảm động nhất lễ trao giải Oscar
Bài phát biểu chiến thắng cảm động nhất lễ trao giải Oscar

Cô bé Maisie Sly xuất hiện bên cha mẹ ruột. Cả gia đình cùng bị khiếm thính và họ giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ ký hiệu.
Cô bé Maisie Sly xuất hiện bên cha mẹ ruột. Cả gia đình cùng bị khiếm thính và họ giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Trong phim ngắn “The Silent Child”, cô bé Maisie vào một đứa trẻ đang được nhân viên xã hội (do nữ diễn viên Rachel Shenton thủ vai) dạy cách sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.
Trong phim ngắn “The Silent Child”, cô bé Maisie vào một đứa trẻ đang được nhân viên xã hội (do nữ diễn viên Rachel Shenton thủ vai) dạy cách sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.

Cô bé Maisie trong phim.
Cô bé Maisie trong phim.

Thực tế, Rachel Shenton không phải người đầu tiên thực hiện bài phát biểu chiến thắng tại lễ trao giải Oscar bằng ngôn ngữ ký hiệu. Hồi năm 1979, khi Jane Fonda nhận giải Nữ chính xuất sắc cho vai diễn trong “Coming Home”, bà cũng đã sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.

Năm 1976, nữ diễn viên Louise Fletcher cũng đã sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để diễn đạt cho cha mẹ khiếm thính của mình hiểu những gì cô đang nói khi giành giải Nữ chính xuất sắc với vai diễn trong “One Flew Over The Cuckoo's Nest” (Bay trên tổ chim cúc cu).

Năm 1987, nữ diễn viên Marlee Matlin cũng dùng ngôn ngữ ký hiệu khi giành giải Nữ chính xuất sắc với vai diễn trong “Children Of A Lesser God” (Con rơi của Thượng Đế) và trở thành nữ diễn viên khiếm thính duy nhất từng giành được giải thưởng này.

Trailer phim “The Silent Child” (Đứa trẻ im lặng)

Bích Ngọc
Theo Independent/ New York Daily News