1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Ninh Bình: Rộn ràng lễ hội Tràng An

(Dân trí) - Sáng 15/4, tại Khu du lịch Tràng An (Ninh Bình) đã diễn ra lễ khai hội Tràng An năm 2017, hàng nghìn du khách thập phương về tham dự lễ hội để bày tỏ lòng thành kính bậc tiền nhân bảo vệ giang sơn, giữ yên bờ cõi và cầu quốc thái dân an.

Rộn ràng lễ hội Tràng An 2017

Lễ hội Tràng An năm nay diễn ra trong 3 ngày, từ 13 - 15/4 (tức 17 - 19/3 âm lịch). Phần lễ với nhiều nghi thức truyền thống được diễn ra trên sông như: rước nước, rước kiệu và rồng để tỏ lòng tri ân Đức thánh Quý Minh Đại Vương, người có công giữ yên bờ cõi, bảo vệ giang sơn.

Hàng nghìn người dân và du khách tham dự lễ khai hội Tràng An năm 2017
Hàng nghìn người dân và du khách tham dự lễ khai hội Tràng An năm 2017

Đức thánh Quý Minh Đại Vương là một trong ba vị tướng ở Việt Nam được phong Thánh dưới thời vua Hùng Duệ Vương (gồm Đức thánh Tản Viên, Đức thánh Cao Sơn, và Đức thánh Quý Minh). Đức thánh là một “thượng đẳng thần” được các triều vua ban chiếu sắc phong, nhân dân khắp nơi thờ phụng, bách gia trăm họ một lòng thành kính.

Trong lễ khai hội sáng 15/4, hàng nghìn du khách thập phương đã đổ về bến thuyền Tràng An (Khu du lịch Tràng An thuộc Quần thể danh thắng Tràng An) để tham dự lễ hội. Hơn 1.000 chiếc thuyền được ban tổ chức điều động để chở du khách đi trên sông Ngô Đồng về với Suối Tiên (đền Đức thánh Quý Minh Đại Vương) nơi khai hội.

Ngồi trên thuyền tham dự lễ rước, du khách được trở về với chốn bồng lai tiên cảnh, sơn thủy hữu tình của nơi được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long trên cạn” của Việt Nam. Được hòa mình vào làn nước trong xanh, ngắm cảnh núi non hùng vĩ của danh thắng Tràng An - nơi đã được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới được 3 năm nay. Nghi lễ rước kiệu về với đền Trần là sự tỏ lòng thành kính của thế hệ con cháu dâng lên tiền nhân, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Ông Đào Việt Trung, Ủy viên TƯ Đảng, Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước đánh trống khai mạc lễ hội Tràng An.
Ông Đào Việt Trung, Ủy viên TƯ Đảng, Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước đánh trống khai mạc lễ hội Tràng An.

Điểm mới trong lễ hội Tràng An năm nay, du khách sẽ vừa được ngắm thiên nhiên, vừa được thưởng thức các làn điệu dân ca được công nhận là Di sản phi vật thể của các tỉnh trong cả nước như: Hát then (Tuyên Quang, Phú Thọ); Quan họ (Bắc Ninh); Nhã nhạc cung đình Huế; Cồng chiêng Tây Nguyên… Khoảng 400 nghệ nhân của 11 tỉnh thành đã về hội Tràng An để phục vụ du khách, tạo nên sự hòa quyện những tinh hoa văn hóa của dân tộc.

Dưới đây là những hình ảnh PV Dân trí ghi lại tại lễ hội Tràng An 2017.

Từ sáng sớm đoàn rước đã chuẩn bị sẵn sàng tại bến thuyền Tràng An để rước nước, rước kiệu về đền Trần làm lễ khai hội.
Từ sáng sớm đoàn rước đã chuẩn bị sẵn sàng tại bến thuyền Tràng An để rước nước, rước kiệu về đền Trần làm lễ khai hội.
Hơn 8h sáng 15/4, lễ hội bắt đầu, đoàn rước gồm 1.000 chiếc thuyền chở các đoàn tùy tùng và du khách xuôi dòng sông Ngô Đồng để tham quan lễ hội và chiêm ngưỡng cảnh đẹp Tràng An.
Hơn 8h sáng 15/4, lễ hội bắt đầu, đoàn rước gồm 1.000 chiếc thuyền chở các đoàn tùy tùng và du khách xuôi dòng sông Ngô Đồng để tham quan lễ hội và chiêm ngưỡng cảnh đẹp Tràng An.
Từng đoàn thuyền chen chân nhau để tham dự đoàn rước. Lễ hội Tràng An được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Đức thánh Quý Minh Đại Vương người mở mang bờ cõi, bảo vệ giang sơn.
Từng đoàn thuyền chen chân nhau để tham dự đoàn rước. Lễ hội Tràng An được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Đức thánh Quý Minh Đại Vương người mở mang bờ cõi, bảo vệ giang sơn.
Người dân đổ về tham dự lễ hội còn để cầu quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt và điều may mắn trong năm mới.
Người dân đổ về tham dự lễ hội còn để cầu quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt và điều may mắn trong năm mới.
Những năm trở lại đây, ngày lễ hội Tràng An có hàng nghìn du khách thập phương từ các nơi đổ về. Theo thống kê của Ban quản lý khu du lịch Tràng An, từ khi Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO vinh danh, lượng du khách tăng vọt, năm sau luôn cao hơn năm trước.
Những năm trở lại đây, ngày lễ hội Tràng An có hàng nghìn du khách thập phương từ các nơi đổ về. Theo thống kê của Ban quản lý khu du lịch Tràng An, từ khi Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO vinh danh, lượng du khách tăng vọt, năm sau luôn cao hơn năm trước.
Lễ rước kiệu, rước nước trên sông Ngô Đồng đưa du khách tham quan cảnh núi non hùng vĩ, chốn bồng lai tiên cảnh được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của Việt Nam.
Lễ rước kiệu, rước nước trên sông Ngô Đồng đưa du khách tham quan cảnh núi non hùng vĩ, chốn bồng lai tiên cảnh được ví như "Vịnh Hạ Long trên cạn" của Việt Nam.

Lễ hội Tràng An được tổ chức đi trên sông Ngô Đồng theo đường số 2 về với đền Trần trong khu du lịch Tràng An. Thuyền sẽ qua nhiều hang động kỳ vĩ với vẻ đẹp hoang sơ. Tràng An là vùng lõi của cố đô Hoa Lư, nơi đây xưa kia đường là sông, núi là thành, hang là cung điện.

Lễ hội Tràng An được tổ chức đi trên sông Ngô Đồng theo đường số 2 về với đền Trần trong khu du lịch Tràng An. Thuyền sẽ qua nhiều hang động kỳ vĩ với vẻ đẹp hoang sơ. Tràng An là vùng lõi của cố đô Hoa Lư, nơi đây xưa kia đường là sông, núi là thành, hang là cung điện.

Du khách hòa mình vào làn nước trong xanh, mát lành ở Tràng An khi tham dự lễ hội.
Du khách hòa mình vào làn nước trong xanh, mát lành ở Tràng An khi tham dự lễ hội.
Lễ hội Tràng An năm nay có điểm mới là trên suốt hành trình của đoàn rước, nhiều điểm trên sông Ngô Đồng được bố trí các sân khấu nổi trên sông, qua mỗi sân khấu du khách sẽ được thưởng thức một làn điệu dân ca trong nước được vinh danh là Di sản phi vật thể của nhân loại như: Hát quan họ, hát xoan, đờn ca tài tử, ca Huế, nhã nhạc cung đình Huế...
Lễ hội Tràng An năm nay có điểm mới là trên suốt hành trình của đoàn rước, nhiều điểm trên sông Ngô Đồng được bố trí các sân khấu nổi trên sông, qua mỗi sân khấu du khách sẽ được thưởng thức một làn điệu dân ca trong nước được vinh danh là Di sản phi vật thể của nhân loại như: Hát quan họ, hát xoan, đờn ca tài tử, ca Huế, nhã nhạc cung đình Huế...
Ngay tại sân khấu chính của lễ hội, nhiều tiết mục đặc sắc là các Di sản phi vật thể của nhân loại cũng được trình diễn cho du khách thưởng thức. 11 tỉnh thành trong cả nước có các làn điệu dân ca, âm nhạc được vinh danh đã tụ họp về Tràng An tạo nên văn hóa đa màu sắc của dân tộc trong lễ hội.
Ngay tại sân khấu chính của lễ hội, nhiều tiết mục đặc sắc là các Di sản phi vật thể của nhân loại cũng được trình diễn cho du khách thưởng thức. 11 tỉnh thành trong cả nước có các làn điệu dân ca, âm nhạc được vinh danh đã tụ họp về Tràng An tạo nên văn hóa đa màu sắc của dân tộc trong lễ hội.
Tiết mục Mời trầu quan họ Bắc Ninh.
Tiết mục "Mời trầu" quan họ Bắc Ninh.
Ninh Bình: Rộn ràng lễ hội Tràng An - 14
Đờn ca tài tử Nam Bộ.
Đờn ca tài tử Nam Bộ.
Múa kết hợp làn điệu chèo
Múa kết hợp làn điệu chèo
Ninh Bình: Rộn ràng lễ hội Tràng An - 17

Thái Bá