Khảo cổ tìm dấu tích Tây Sơn/ Quang Trung:

Đào được 1 dĩa cổ nguyên vẹn có viền màu vàng

(Dân trí) - Sáng nay 12/10, đoàn khảo cổ gò Dương Xuân (phường Trường An, TP Huế) tìm dấu vết Tây Sơn/Quang Trung, ở tại hố thám sát khảo cổ số 2 trước sân chùa Vạn Phước đã đào lên được một dĩa cổ gần như nguyên vẹn hoàn toàn.

Chiếc dĩa này đã được phát hiện cách đây 2 ngày trước nhưng chỉ thấy mấp mé cạnh ngoài dĩa, phán đoán có thể là tô hoặc dĩa.

Sau 2 ngày, trong sáng nay đoàn đã tiến hành lấy hiện vật trên ra khỏi hố khảo cố số 2 (độ sâu chừng 1,5 mét) vào gần 10h. Qua nhìn ban đầu, đây là một chiếc dĩa gần như nguyên vẹn.

Chiếc dĩa có hình dáng nhỏ, men trắng. Giữa lòng dĩa có ghi hình chữ “Nhật” theo kiểu tiếng Hán. Xung quanh dĩa có hình như con chim phượng cách điệu. Sau lưng dĩa không có hoa văn trang trí, để trơn. Riêng ở viền miệng dĩa có màu vàng chóe.

Chiếc dĩa nguyên đã được cẩn thận bóc tách ra dưới hố khảo cổ số 2
Chiếc dĩa nguyên đã được cẩn thận bóc tách ra dưới hố khảo cổ số 2

Nhiều người trong đoàn lẫn người dân, các sư thầy ở chùa Vạn Phước chứng kiến đào được chiếc dĩa nguyên vẹn này đều rất vui mừng vì lần đầu tiên trong cuộc khảo cổ này xuất hiện một hiện vật lại lành lặn đến như vậy.

Tuy nhiên một điều may mắn là khi vừa lấy chiếc dĩa này ra khỏi hố thì một mảng đất lớn do chịu lực yếu, đã nứt ngày hôm trước, bất ngờ đổ sập xuống hố số 2. Trong chiều nay, các chuyên gia sẽ múc lớp đất đổ này ra khỏi hố và tiếp tục thám sát.

Video:

Đào được 1 dĩa nguyên vẹn có ghi chữ "Nhật" tại gò Dương Xuân

Video:

Đất thành hố khảo cổ bỗng đổ sập sau khi lấy chiếc dĩa nguyên vẹn

Tình hình ở 4 hố khảo cổ còn lại trong những ngày qua cũng đã tìm được một số hiện vật nhưng không lành lặn như chiếc dĩa trên.

Trao đổi với PV tại hiện trường khảo cổ, Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế đơn vị sẽ quản lý những hiện vật tại các hố thám sát khảo cổ, cho biết “Hiện chưa thể đánh giá gì vì tất cả hiện vật, dấu vết trong các hố khảo cổ đều đang ở dạng tồn nghi. Sau đợt thám sát khảo cổ này sẽ có hội đồng quốc gia riêng để đánh giá và kiểm định các hiện vật”.

Chùm ảnh về chiếc dĩa nguyên vẹn có viền miệng màu vàng chóe, bên trong có chữ "Nhật" và trang trí như chim Phượng cách điệu:

Đào được 1 dĩa cổ nguyên vẹn có viền màu vàng - 2
Dấu tích chiếc dĩa được phát hiện vào ngày 10/10
Dấu tích chiếc dĩa được phát hiện vào ngày 10/10
Chiếc dĩa lấp ló trong lòng đất
Chiếc dĩa "lấp ló" trong lòng đất
Chiếc dĩa đã được làm lộ ra toàn bộ sáng 12/10
Chiếc dĩa đã được làm lộ ra toàn bộ sáng 12/10
Cận cảnh chiếc dĩa thì hình dạng dĩa còn nguyên, không bị sứt mẻ, có viền miệng màu vàng óng ánh, trong trang trí hình như con chim Phượng và 1 chữ Nhật ở trong lòng dĩa
Cận cảnh chiếc dĩa thì hình dạng dĩa còn nguyên, không bị sứt mẻ, có viền miệng màu vàng óng ánh, trong trang trí hình như con chim Phượng và 1 chữ "Nhật" ở trong lòng dĩa
Cẩn thận lấy chiếc dĩa ra khỏi hố
Cẩn thận lấy chiếc dĩa ra khỏi hố
Đào được 1 dĩa cổ nguyên vẹn có viền màu vàng - 8
Th.s. Nguyễn Văn Quảng, chuyên gia khảo cổ, giảng viên bộ môn Nhân học - Khảo cổ - Văn hóa du lịch, Khoa Lịch sử, trường Đaị học Khoa học Huế từ từ cho chiếc dĩa vào túi đựng hiện vật
Th.s. Nguyễn Văn Quảng, chuyên gia khảo cổ, giảng viên bộ môn Nhân học - Khảo cổ - Văn hóa du lịch, Khoa Lịch sử, trường Đaị học Khoa học Huế từ từ cho chiếc dĩa vào túi đựng hiện vật
Đất ở 1 bên hố bỗng đổ sập sau khi lấy chiếc dĩa lên
Đất ở 1 bên hố bỗng đổ sập sau khi lấy chiếc dĩa lên
PGS.TS. Bùi Văn Liêm, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học phủ các lớp giấy cho chiếc dĩa ở túi đựng sau khi đưa dĩa lên khỏi hố khảo cổ vào gần trưa 12/10
PGS.TS. Bùi Văn Liêm, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học phủ các lớp giấy cho chiếc dĩa ở túi đựng sau khi đưa dĩa lên khỏi hố khảo cổ vào gần trưa 12/10

Chiếc dĩa sẽ được bảo quản cẩn thận, thời gian sau sẽ phân tích đánh giá xem thuộc niên đại nào.

Chiếc dĩa sẽ được bảo quản cẩn thận, thời gian sau sẽ phân tích đánh giá xem thuộc niên đại nào.

Đại Dương