Chân dung thực sự của những “Cô dâu 8 tuổi” ở Ấn Độ

(Dân trí) - Khi bộ phim truyền hình “Cô dâu 8 tuổi” mới ra mắt và gây sốt với người xem Ấn Độ, các nhà hoạt động xã hội ở nước này đã cho rằng phim “đánh bóng” nạn tảo hôn. Ngoài đời thực, chân dung những “Cô dâu 8 tuổi” trái ngược hoàn toàn với nhân vật Anandi trong phim.

Một lễ cưới tập thể dành cho những cô dâu - chú rể mới chỉ là những đứa trẻ, sống tại thành phố Chittorgarh, bang Rajasthan, Ấn Độ đã vừa được ghi lại và xuất hiện trên một số mặt báo phương Tây. Câu chuyện về nạn tảo hôn ở Ấn Độ không phải là mới nhưng vẫn chưa bao giờ thôi gây sốc đối với dư luận thế giới.

Nếu trong loạt phim truyền hình dài tập “Cô dâu 8 tuổi”, người ta thấy nạn tảo hôn được phản ánh dưới góc nhìn “nương nhẹ”, khi cô dâu - chú rể đều xinh xắn, khỏe mạnh, diện quần áo đẹp và đời sống kinh tế của hai gia đình cũng “không đến nỗi nào”, thì những hình ảnh thực tế dưới đây sẽ cho thấy diện mạo cay đắng rất chân thực của vấn nạn tảo hôn ở Ấn Độ.

Chân dung thực sự của những “Cô dâu 8 tuổi” ở Ấn Độ - 1
Cảnh trong phim “Cô dâu 8 tuổi”
Cảnh trong phim “Cô dâu 8 tuổi”

Khi bộ phim truyền hình “Cô dâu 8 tuổi” mới ra mắt và gây sốt với người xem Ấn Độ, các nhà hoạt động xã hội ở nước này đã cho rằng “Cô dâu 8 tuổi”… “đánh bóng” nạn tảo hôn.

Theo họ, những trẻ em là nạn nhân của vấn nạn tảo hôn thường là con nhà nghèo, thất học, thiếu ăn, đặc biệt, bé gái còn bị coi là gánh nặng đối với gia đình. Cho con gái đi lấy chồng sớm, cha mẹ sẽ bớt phải chịu áp lực nuôi nấng, còn nhà bé trai thì sớm có thêm sức lao động. Cuộc sống của những đứa trẻ ấy không hề giống như Anandi và Jagdish trong phim.

Nghèo đói thường là “bạn đồng hành” với những cặp vợ chồng tảo hôn, vì vậy, không có những bộ trang phục đẹp đẽ, không có những gương mặt xinh xắn, tròn trĩnh như Anandi và Jagdish.

Những hôn lễ như dưới đây thường được tiến hành bởi sự dàn xếp, thỏa thuận của hai bên gia đình, những đứa trẻ không có quyền quyết định, vì vậy, trong hôn lễ, có những cô dâu nhỏ tuổi đã khóc vì bị cha mẹ ép buộc phải đi lấy chồng dù bản thân các em không hề mong muốn.

Những hình ảnh về lễ cưới tảo hôn dưới đây được ghi lại tại thành phố Chittorgarh, bang Rajasthan, miền bắc Ấn Độ. Những cô bé, cậu bé mới chỉ khoảng 8-10 tuổi từ đây coi như đã “yên bề gia thất”. Có những em bé hoảng sợ không biết chuyện gì đang xảy ra với mình đã khóc lóc, cầu xin cha mẹ, trong khi người thân vẫn bắt ép các em thực hiện các nghi thức, thủ tục.

Hình ảnh từ một lễ cưới tảo hôn tập thể ở Ấn Độ

Một lễ cưới tảo hôn tập thể được tổ chức ở thành phố Chittorgarh, miền bắc Ấn Độ. Người ta tổ chức lễ cưới tập thể để tiết kiệm chi phí.
Một lễ cưới tảo hôn tập thể được tổ chức ở thành phố Chittorgarh, miền bắc Ấn Độ. Người ta tổ chức lễ cưới tập thể để tiết kiệm chi phí.
Những “cô dâu 8 tuổi” ngoài đời thực không có những bộ trang phục đẹp, vẻ xinh xắn, mũm mĩm như nhân vật Anandi trong loạt phim truyền hình dài tập gây sốt tại nhiều nước Châu Á.
Những “cô dâu 8 tuổi” ngoài đời thực không có những bộ trang phục đẹp, vẻ xinh xắn, mũm mĩm như nhân vật Anandi trong loạt phim truyền hình dài tập gây sốt tại nhiều nước Châu Á.

Các lễ cưới tảo hôn thường diễn ra vào những ngày xung quanh dịp lễ Akshaya Tritiya, một dịp lễ của những người theo đạo Hindu (thường rơi vào cuối tháng 4 - đầu tháng 5), vốn được cho là dịp thuận lợi, tốt lành nhất về mặt tâm linh - tín ngưỡng đối với các hôn lễ tảo hôn đã tồn tại từ lâu tại các miền quê Ấn Độ.

Độ tuổi tảo hôn rất đa dạng, có cả những em bé nhỏ xíu, mới chỉ khoảng 5 tuổi cũng đã buộc phải “lập gia đình”. Những hôn lễ này thường được tổ chức khá giản tiện bởi hầu hết các gia đình cho con lấy chồng, lấy vợ sớm đều là những gia đình nghèo. Cô dâu - chú rể chỉ việc đi xung quanh một đống lửa, trong khi người thầy cúng đọc các đoạn kinh cầu chúc.

Giờ đây, các lễ cưới tảo hôn thường diễn ra vào buổi tối, thậm chí là vào ban đêm, để tránh sự can thiệp của cảnh sát địa phương. Dù tảo hôn là việc làm bất hợp pháp, nhưng những gia đình nghèo khó vẫn thực hiện hủ tục này cũng vì cảnh nghèo và sự thiếu hiểu biết.

Một cô dâu mới chỉ khoảng 5 tuổi buộc phải đi quanh đống lửa với chú rể khoảng 11 tuổi. Sau hôm nay, hai đứa trẻ này đã trở thành vợ chồng và buộc phải gắn bó với nhau suốt cả cuộc đời.
Một cô dâu mới chỉ khoảng 5 tuổi buộc phải đi quanh đống lửa với chú rể khoảng 11 tuổi. Sau hôm nay, hai đứa trẻ này đã trở thành vợ chồng và buộc phải gắn bó với nhau suốt cả cuộc đời.
Thường những cuộc hôn nhân như thế này không đưa lại hạnh phúc, bởi khi bước vào tuổi trưởng thành và bắt đầu có nhận thức rõ ràng về tình yêu - hôn nhân, những đứa trẻ này mới càng thấm thía rằng mình đã bị bắt ép bước vào cuộc sống hôn nhân không có quyền lựa chọn.
Thường những cuộc hôn nhân như thế này không đưa lại hạnh phúc, bởi khi bước vào tuổi trưởng thành và bắt đầu có nhận thức rõ ràng về tình yêu - hôn nhân, những đứa trẻ này mới càng thấm thía rằng mình đã bị bắt ép bước vào cuộc sống hôn nhân không có quyền lựa chọn.

Nếu nhận được tin tức về một lễ cưới tảo hôn, nhà chức trách địa phương sẽ ngay lập tức cử người đến can thiệp, hủy bỏ lễ cưới bất hợp pháp, đồng thời buộc những người có trách nhiệm đối với hôn lễ phải chịu sự xử lý của pháp luật. Đã có những em bé được cảnh sát giải cứu khỏi những cuộc hôn nhân bất hạnh, nhưng mọi việc không đơn giản như vậy…

Để tránh khỏi sự can thiệp của cảnh sát, những hôn lễ tảo hôn giờ được tổ chức bí mật hơn, tổ chức ở nơi cách xa khu dân cư và vào buổi tối, thậm chí vào ban đêm…

Thường chỉ những gia đình nghèo khó mới để con phải tảo hôn.
Thường chỉ những gia đình nghèo khó mới để con phải tảo hôn.
Trong ảnh là một cô dâu 13 tuổi và chú rể 15 tuổi. Những cuộc hôn nhân bắt ép như thế này thường bắt nguồn từ việc cả hai bên gia đình đều nghèo khó và thiếu hiểu biết. Nhà cô dâu muốn bớt gánh nặng phải nuôi con gái, nhà chú rể muốn sớm có thêm lao động phụ giúp gia đình.
Trong ảnh là một cô dâu 13 tuổi và chú rể 15 tuổi. Những cuộc hôn nhân bắt ép như thế này thường bắt nguồn từ việc cả hai bên gia đình đều nghèo khó và thiếu hiểu biết. Nhà cô dâu muốn bớt gánh nặng phải nuôi con gái, nhà chú rể muốn sớm có thêm lao động phụ giúp gia đình.
Cũng như cuộc hôn nhân được phản ánh trong loạt phim truyền hình “Cô dâu 8 tuổi”, những cuộc hôn nhân không do đôi bên tự nguyện đến với nhau thường đưa lại sự đau khổ kéo dài về sau.
Cũng như cuộc hôn nhân được phản ánh trong loạt phim truyền hình “Cô dâu 8 tuổi”, những cuộc hôn nhân không do đôi bên tự nguyện đến với nhau thường đưa lại sự đau khổ kéo dài về sau.
Độ tuổi hợp pháp để lập gia đình ở Ấn Độ là 18 tuổi đối với nữ và 21 tuổi đối với nam, nhưng hiện tại, ở nhiều miền quê, nạn tảo hôn vẫn diễn ra. Theo tổ chức UNICEF, khoảng 1/3 số vụ tảo hôn trên thế giới diễn ra ở Ấn Độ.
Độ tuổi hợp pháp để lập gia đình ở Ấn Độ là 18 tuổi đối với nữ và 21 tuổi đối với nam, nhưng hiện tại, ở nhiều miền quê, nạn tảo hôn vẫn diễn ra. Theo tổ chức UNICEF, khoảng 1/3 số vụ tảo hôn trên thế giới diễn ra ở Ấn Độ.

Bích Ngọc
Theo Daily Mail