Câu chuyện đằng sau bức tranh khỏa thân đắt nhất lịch sử hội họa

(Dân trí) - Bức tranh khỏa thân đắt nhất thế giới hội họa hiện nay là bức “Nu Couché” (Khỏa thân nằm tựa - 1917) của Modigliani, được mua với giá 170,4 triệu USD (tương đương 3.872 tỷ đồng).

Luôn trong tình trạng râu không cạo, mái tóc đen dày rối bù, trang phục luộm thuộm, những móng tay két đầy màu sơn, bước đi trên đường phố Paris, người đàn ông này thoạt nhìn đã biết là một nghệ sĩ nghèo.

Nơi mà anh ta thường lui tới, nếu muốn tìm say là quán bar, nếu muốn tỉnh táo là quán café. Tất cả số tiền mà anh kiếm được để dồn cả vào những điểm đến này. Và một khi hết tiền, anh ta sẽ tận dụng khả năng hội họa của mình để kiếm được một vài frăng trả tiền đồ uống. Đó chính là họa sĩ người Ý Amedeo Modigliani (1884-1920).

Danh họa người Ý Amedeo Modigliani lúc sinh thời.
Danh họa người Ý Amedeo Modigliani lúc sinh thời.

Paris vốn luôn đông khách du lịch, khi rơi vào cảnh hết tiền, Modigliani sẽ nhìn quanh quán mình ngồi, xem có du khách nào có vẻ giàu có, Modigliani sẽ nhanh chóng thực hiện một bức phác thảo chân dung người đó, rồi tiến lại chìa bức chân dung ra trước mặt “khổ chủ”, nói bằng một giọng ngà ngà say không lấy gì làm thân thiện: “Tôi là Modigliani. 5 frăng nhé”.

Ở thời bấy giờ, cái tên Modigliani chẳng có ý nghĩa gì, nhưng hầu như du khách nào cũng nhận thấy bức chân dung mà người đàn ông say xỉn chìa ra trước mặt mình không tồi, thường họ sẽ sẵn sàng trả tiền và coi đó như một món đồ kỷ niệm đem về từ Paris.

Cho tới hôm nay, cái tên Modigliani đã trở nên nổi danh trong giới sành hội họa, những tác phẩm mà họa sĩ để lại giờ có giá bằng cả gia tài. Bức tranh đắt thứ 3 trong thế giới hội họa hiện nay - bức “Nu Couché” (Khỏa thân nằm tựa - 1917) của Modigliani - được mua với giá 170,4 triệu USD (3.872 tỷ đồng) hồi năm 2015 tại một cuộc đấu giá ở New York, Mỹ.

Mặc dù là tác giả của bức tranh nằm trong top 3 tác phẩm đắt nhất lịch sử hội họa, nhưng Modigliani cho tới giờ vẫn là nhân vật ít được biết đến hơn so với những danh họa như Vincent Van Gogh hay Picasso.

Cuộc đời ngắn ngủi, phóng túng của họa sĩ người Ý trước nay luôn được nhắc đến bên cạnh những phác họa như nghiện rượu, nghiện chất cấm, đời sống phóng túng, tính cách bạo lực…

Amedeo Modigliani được biết tới nhiều nhất với bức “Nu Couché” (1917). Tác phẩm là bước chuyển đột ngột, gây sốc đối với công chúng vốn chỉ quen với những bức họa khỏa thân cổ điển. Trong khi đó, tranh khỏa thân của Modigliani đặc tả quá chân thực, cho thấy cả những khoái cảm của người vẽ.
Amedeo Modigliani được biết tới nhiều nhất với bức “Nu Couché” (1917). Tác phẩm là bước chuyển đột ngột, gây sốc đối với công chúng vốn chỉ quen với những bức họa khỏa thân cổ điển. Trong khi đó, tranh khỏa thân của Modigliani đặc tả quá chân thực, cho thấy cả những khoái cảm của người vẽ.

Sinh ra trong một gia đình nghèo vào năm 1884, Amedeo Modigliani lớn lên ở thành phố cảng Livorno, Ý. Ngay trước khi Modigliani ra đời, gia đình họa sĩ vốn khá giả đã bị phá sản.

Cậu bé Modigliani thuở nhỏ rất hay đau ốm. Ở tuổi 11, cậu đã bị viêm màng phổi, mặc dù Modigliani vượt qua bệnh tật, nhưng cậu không bao giờ thực sự phục hồi lại được sức khỏe.

Trong những năm tháng niên thiếu, Modigliani mắc phải những thương tổn ở phổi, về sau, cậu thanh niên lại bị bệnh lao nhưng không chạy chữa dứt điểm.

Để giúp con trai bình phục, gia đình Modigliani thường thu xếp để cậu được đi đây đó. Modigliani sớm coi mình là họa sĩ, đồng thời, cũng là một “tay sát gái”. Trong những chuyến du ngoạn ở tuổi thanh niên, Modigliani đã luôn bộc lộ khía cạnh đa tình, phóng túng trong con người mình.

Cho tới khi ngoài 20 tuổi, Modigliani vẫn học tập và sáng tác hội họa tại Ý, nhưng giống như nhiều họa sĩ khác thời bấy giờ, Modigliani cũng chỉ hướng đến một nơi được xem là thánh địa của nghệ thuật - Paris. Năm 1906, ở tuổi 22, Modigliani đặt chân tới Paris.

Chút tiền gia đình gửi cho giúp “chàng công tử” Modigliani chi tiêu những nhu cầu thiết yếu, nhưng anh chàng họa sĩ cũng nhanh chóng nhiễm phải những thói chơi bời khiến số tiền mà nhà gửi đến dần trở nên quá ít ỏi.

Không nghi ngờ gì về lối sống phóng túng, trụy lạc mà Modigliani ném mình vào, có lẽ chính lối sống ấy đã ảnh hưởng phần nào tới phong cách sáng tác của Modigliani.

Trong cuộc đời mình, Modigliani bước qua vô số cuộc tình. Trong đó, có cuộc tình với nữ nhà thơ người Nga Anna Akhmatova. Năm 1910, ở tuổi 26, Modigliani bước vào cuộc tình say đắm với nữ nhà thơ 21 tuổi, bất chấp nhiều đàm tiếu vì Anna đã có gia đình.

Họ cùng nhau bàn luận về văn thơ, về hội họa, luôn sóng đôi bên nhau công khai và nồng cháy, nhưng cuộc tình cũng chỉ kéo dài được một năm, bởi lúc này, tính cách của Modigliani đã dần trở nên bất ổn với những cơn thịnh nộ đáng sợ. Chính từ đây, Modigliani bắt đầu rơi vào một thế giới đen tối của nội tâm - hệ lụy đến từ việc nghiện rượu và chất cấm.

Modigliani trở nên nóng nảy, bạo lực; đồng thời, cơ thể Modigliani vốn chẳng khỏe mạnh gì, lại ủ sẵn mầm bệnh phổi vì không được chữa chạy triệt để từ thuở thiếu thời, khiến họa sĩ nhanh chóng xuống sức.

Nhưng khi khía cạnh thể chất và cả vật chất trong cuộc sống của mình ngày càng đi xuống, thì Modigliani lại càng sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật về sau này được hậu thế đánh giá là đỉnh cao.

Sinh thời, đã có những danh họa nhìn nhận Modigliani là tài năng và công khai thể hiện cảm tình dành cho họa sĩ trẻ tai tiếng và nghèo khó, nhưng Modigliani không bao giờ được hưởng chút thành công, danh tiếng nào trong cuộc đời ngắn ngủi vỏn vẹn 35 năm của mình. Công chúng không hề biết đến Amedeo Modigliani lúc sinh thời.

Khi còn sống, Modigliani thường chỉ bán được những bức phác họa với giá 5 frăng cho các du khách đến thăm Paris.
Khi còn sống, Modigliani thường chỉ bán được những bức phác họa với giá 5 frăng cho các du khách đến thăm Paris.

Mặc dù hiện giờ tranh của Modigliani rất đắt giá, thậm chí lọt vào tới top 3 tác phẩm hội họa đắt nhất thế giới, nhưng cái tên Modigliani vẫn còn khá xa lạ đối với công chúng.
Mặc dù hiện giờ tranh của Modigliani rất đắt giá, thậm chí lọt vào tới top 3 tác phẩm hội họa đắt nhất thế giới, nhưng cái tên Modigliani vẫn còn khá xa lạ đối với công chúng.

Cuộc tình có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự nghiệp của Modigliani là với nữ họa sĩ người Pháp Jeanne Hebuterne. Họ ở bên nhau trong quãng thời gian từ 1917 đến 1920, chính trong thời đoạn này, Modigliani vẽ nên những tác phẩm xuất sắc nhất, trong đó có bức “Nu Couché” (1917).

Tại thời điểm tác phẩm “Nu Couché” ra mắt trong một triển lãm tranh solo nhằm mục đích đưa tên tuổi Modigliani tới gần hơn với công chúng, một cuộc tranh cãi đã nổ ra. Tại triển lãm trưng bày nhiều bức tranh khỏa thân do Modigliani thực hiện, cảnh sát đã nhận được thông báo từ người dân, họ tới và yêu cầu triển lãm đóng cửa.

Đó là triển lãm solo đầu tiên và duy nhất trong sự nghiệp Modigliani. Thời điểm đó, tác phẩm của họa sĩ “vô danh” Modigliani bị cho là quá sống sượng, đồi trụy, không thể chấp nhận.

Dù vậy, “Nu Couché” là một bước chuyển mình dữ dội đối với nhận thức của công chúng vốn chỉ quen với những bức tranh khỏa thân cổ điển và ước lệ. Tranh khỏa thân của Modigliani tỏa ra một thứ xúc cảm mạnh mẽ, chân thực chưa từng xuất hiện trước đó ở bất cứ họa sĩ nào.

Tháng 11/1918, người tình cuối cùng của Modigliani - nữ họa sĩ Jeanne Hebuterne - sinh con gái, cũng đặt tên là Jeanne. Lối sống phóng túng của cặp đôi đã khiến họ quyết định gửi đứa trẻ sơ sinh tới sống với một nữ y tá. Dù vậy, cuộc đời ngắn ngủi của Modigliani cũng không cho phép họa sĩ được sống với vai trò của một người cha.

Bức “Phụ nữ khỏa thân” (1916) của Modigliani.
Bức “Phụ nữ khỏa thân” (1916) của Modigliani.

Tháng 1/1920, Modigliani bắt đầu ho ra máu và được chẩn đoán viêm màng não do biến chứng từ bệnh lao phổi, đến ngày 24/1 thì Modigliani qua đời ở tuổi 35.

Nữ họa sĩ Jeanne Hebuterne vô cùng đau đớn, ngay sáng hôm sau khi người tình qua đời, cô nhảy xuống từ tầng nhà thứ 5 tự sát, bi kịch hơn nữa, khi qua đời, Jeanne Hebuterne đang mang bầu người con thứ hai với Modigliani.

Modigliani được an táng tại nghĩa trang Pere Lachaise ở Paris. Ngay sau khi Modigliani qua đời, thế giới hội họa bắt đầu chú ý tới một tài năng mà cả cuộc đời của người đó, đã không được nhìn ngó, công nhận đến. Chỉ trong vòng vài năm sau đó, những bức họa của Modigliani bắt đầu được bán với giá cao, và mức giá cứ đội dần… đội dần lên… theo năm tháng.

Một cuộc đời ngắn ngủi, phóng túng, và trụy lạc; một kết thúc buồn thương và bi kịch; cho một tài năng hầu như bị ngó lơ và quên lãng lúc sinh thời… Câu chuyện khó tin nhưng có thực về Modigliani trước nay đã luôn được thế giới hội họa “tâm đắc” nhắc đến như một thứ gia vị mạnh mẽ, vừa cay đắng vừa dữ dội, để nói về những tác phẩm đầy khát khao của anh.

Những bức tranh đắt giá nhất trong lịch sử hội họa xuất hiện tại các cuộc đấu giá:


1 - Bức tranh chân dung bị thất lạc từ lâu của danh họa người Ý Leonardo da Vinci - “Salvator Mundi” - đã vừa được bán ra với mức giá kỷ lục, phá vỡ mọi đỉnh cao về giá từng được xác lập trước đây đối với một tác phẩm hội họa. Con số gây choáng ngợp đó là 450,3 triệu USD (tương đương 10.234 tỷ đồng).

1 - Bức tranh chân dung bị thất lạc từ lâu của danh họa người Ý Leonardo da Vinci - “Salvator Mundi” - đã vừa được bán ra với mức giá kỷ lục, phá vỡ mọi đỉnh cao về giá từng được xác lập trước đây đối với một tác phẩm hội họa. Con số gây choáng ngợp đó là 450,3 triệu USD (tương đương 10.234 tỷ đồng).


2 - “Les Femmes dAlger (Version O)” (Những người phụ nữ Algiers - phiên bản O - 1955) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso, có giá 179,4 triệu USD (4.077 tỷ đồng). Tác phẩm được đấu giá hồi năm 2015 tại New York. Người mua là cựu Thủ tướng Qatar - ông Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani.

2 - “Les Femmes dAlger (Version O)” (Những người phụ nữ Algiers - phiên bản O - 1955) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso, có giá 179,4 triệu USD (4.077 tỷ đồng). Tác phẩm được đấu giá hồi năm 2015 tại New York. Người mua là cựu Thủ tướng Qatar - ông Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani.


3 - “Nu Couché” (Khỏa thân nằm tựa - 1917) của danh họa người Ý Amedeo Modigliani. Bức tranh từng được mua với giá 170,4 triệu USD (3.872 tỷ đồng) hồi năm 2015 tại New York, bởi doanh nhân người Trung Quốc Lưu Ích Khiêm.

3 - “Nu Couché” (Khỏa thân nằm tựa - 1917) của danh họa người Ý Amedeo Modigliani. Bức tranh từng được mua với giá 170,4 triệu USD (3.872 tỷ đồng) hồi năm 2015 tại New York, bởi doanh nhân người Trung Quốc Lưu Ích Khiêm.


4 - “Portrait of Dr. Gachet” (Chân dung bác sĩ Gachet - 1890) của danh họa người Hà Lan Vincent Van Gogh. Tác phẩm từng được mua hồi năm 1990 bởi nhà sưu tầm hội họa người Nhật Ryoei Saito với mức 82,5 triệu USD, hiện giờ tương đương với 151,2 triệu USD (3.436 tỷ đồng).

4 - “Portrait of Dr. Gachet” (Chân dung bác sĩ Gachet - 1890) của danh họa người Hà Lan Vincent Van Gogh. Tác phẩm từng được mua hồi năm 1990 bởi nhà sưu tầm hội họa người Nhật Ryoei Saito với mức 82,5 triệu USD, hiện giờ tương đương với 151,2 triệu USD (3.436 tỷ đồng).


5 - Bộ tranh “Three Studies of Lucian Freud” (Ba nghiên cứu về Lucian Freud - 1969) của danh họa người Anh Francis Bacon đứng thứ 5 với mức giá 142,4 triệu USD, trả giá hồi năm 2013. Hiện giờ, mức giá ấy tương đương 146,4 triệu USD (3.327 tỷ đồng).

5 - Bộ tranh “Three Studies of Lucian Freud” (Ba nghiên cứu về Lucian Freud - 1969) của danh họa người Anh Francis Bacon đứng thứ 5 với mức giá 142,4 triệu USD, trả giá hồi năm 2013. Hiện giờ, mức giá ấy tương đương 146,4 triệu USD (3.327 tỷ đồng).


6 - “Bal du moulin de la Galette” (Khiêu vũ ở cối xay gió Le moulin de la Galette - 1876) của danh họa người Pháp Pierre-Auguste Renoir từng được mua hồi năm 1990 ở mức 78,1 triệu USD, tương đương với 143,2 triệu USD (3.254 tỷ đồng) ở thời điểm hiện tại.

6 - “Bal du moulin de la Galette” (Khiêu vũ ở cối xay gió Le moulin de la Galette - 1876) của danh họa người Pháp Pierre-Auguste Renoir từng được mua hồi năm 1990 ở mức 78,1 triệu USD, tương đương với 143,2 triệu USD (3.254 tỷ đồng) ở thời điểm hiện tại.


7 - “Garçon à la pipe” (Cậu trai và chiếc tẩu thuốc - 1905) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso đứng thứ 7 với mức 104,2 triệu USD trả giá hồi năm 2004, giờ đây, con số ấy tương đương 132,1 triệu USD (3.002 tỷ đồng).

7 - “Garçon à la pipe” (Cậu trai và chiếc tẩu thuốc - 1905) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso đứng thứ 7 với mức 104,2 triệu USD trả giá hồi năm 2004, giờ đây, con số ấy tương đương 132,1 triệu USD (3.002 tỷ đồng).


8 - “The Scream” (Tiếng thét - 1895) của danh họa người Na Uy Edvard Munch. Bức vẽ từng được mua hồi năm 2012 với mức 119,9 triệu USD, hiện giờ, con số ấy tương đương 125,1 triệu USD (2.843 tỷ đồng).

8 - “The Scream” (Tiếng thét - 1895) của danh họa người Na Uy Edvard Munch. Bức vẽ từng được mua hồi năm 2012 với mức 119,9 triệu USD, hiện giờ, con số ấy tương đương 125,1 triệu USD (2.843 tỷ đồng).


9 - “Nude, Green Leaves and Bust” (Khỏa thân, lá xanh và bầu ngực - 1932) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso. Bức tranh từng được mua với giá 106,5 triệu USD hồi năm 2010, giờ đây, con số ấy tương đương 116,9 triệu USD (2.656 tỷ đồng).

9 - “Nude, Green Leaves and Bust” (Khỏa thân, lá xanh và bầu ngực - 1932) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso. Bức tranh từng được mua với giá 106,5 triệu USD hồi năm 2010, giờ đây, con số ấy tương đương 116,9 triệu USD (2.656 tỷ đồng).


10 - “Irises” (Hoa diên vĩ - 1889) của danh họa người Hà Lan Vincent van Gogh. Bức tranh từng được mua hồi năm 1987 với mức giá 53,9 triệu USD, giờ đây, con số ấy tương đương với 113,6 triệu USD (2.581 tỷ đồng).

10 - “Irises” (Hoa diên vĩ - 1889) của danh họa người Hà Lan Vincent van Gogh. Bức tranh từng được mua hồi năm 1987 với mức giá 53,9 triệu USD, giờ đây, con số ấy tương đương với 113,6 triệu USD (2.581 tỷ đồng).


11 - “Dora Maar au Chat” (Dora Maar và chú mèo - 1941) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso từng được mua với giá 95,2 triệu USD hồi năm 2006, giờ đây, con số ấy tương đương 113,1 triệu USD (2.570 tỷ đồng).

11 - “Dora Maar au Chat” (Dora Maar và chú mèo - 1941) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso từng được mua với giá 95,2 triệu USD hồi năm 2006, giờ đây, con số ấy tương đương 113,1 triệu USD (2.570 tỷ đồng).


12 - “Untitled” (Không đề - 1982) của họa sĩ Mỹ Jean-Michel Basquiat hiện tại đứng thứ 12 với mức giá 110,5 triệu USD (tương đương 2.511 tỷ đồng).

12 - “Untitled” (Không đề - 1982) của họa sĩ Mỹ Jean-Michel Basquiat hiện tại đứng thứ 12 với mức giá 110,5 triệu USD (tương đương 2.511 tỷ đồng).

>> Triển lãm loạt tranh khỏa thân “kiệt tác”
>> Bức họa “Khỏa thân nằm tựa” được bán với giá “sốc” 4.000 tỷ đồng

>> Tỉ phú chi 4.000 tỉ đồng mua tranh từng… bán hàng rong trên phố

Câu chuyện đằng sau bức tranh khỏa thân đắt nhất lịch sử hội họa

Bích Ngọc
Tổng hợp