Bộ ảnh kể về cách con người “ứng xử” với Trái Đất

(Dân trí) - Bộ ảnh dưới đây được tuyển chọn bởi tạp chí du lịch - khám phá nổi tiếng thế giới National Geographic. Bộ ảnh cho thấy thực trạng biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng như thế nào trên khắp hành tinh của chúng ta.

Các bức ảnh đã được gửi về bởi các nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới xoay quanh chủ đề mà National Geographic đặt ra, đó là biểu hiện của Trái Đất ấm lên xảy ra tại các quốc gia. Hình ảnh về băng tan, ô nhiễm môi trường, bão lụt, lở đất… đã được ghi lại.

Hình ảnh những loài động vật hoang dã “hoang mang” đi tìm nơi sinh sống, hay xác của những loài động vật không chịu nổi biến đổi chóng mặt và khắc nghiệt của thế giới sinh tồn… đã được các tay máy ghi lại.

Dưới đây là một số hình ảnh đã được National Geographic đưa vào bộ ảnh tuyển chọn xoay quanh chủ đề về cách thức con người đang “ứng xử” với thiên nhiên, môi trường:

Nhiếp ảnh gia Patty Waymire ghi lại hình ảnh chú gấu trắng Bắc Cực cô độc đang tìm kiếm băng tuyết trên đảo Barter - một hòn đảo nằm gần bờ biển của bang Alaska (Mỹ). Tháng 10 vừa qua, nhiệt độ trên đảo vẫn ở mức cao và không hề có băng tuyết nào được hình thành như thông lệ, khiến những chú gấu trắng trở nên lạc lõng giữa khung cảnh như thể… mùa hè.
Nhiếp ảnh gia Patty Waymire ghi lại hình ảnh chú gấu trắng Bắc Cực cô độc đang tìm kiếm băng tuyết trên đảo Barter - một hòn đảo nằm gần bờ biển của bang Alaska (Mỹ). Tháng 10 vừa qua, nhiệt độ trên đảo vẫn ở mức cao và không hề có băng tuyết nào được hình thành như thông lệ, khiến những chú gấu trắng trở nên lạc lõng giữa khung cảnh như thể… mùa hè.

Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Ujjal Das chụp quang cảnh quận Puruliya thuộc bang Tây Bengal, Ấn Độ. Nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn hán. Không thể trồng trọt được gì, tất cả những gì người dân có thể lo lắng trong cả mùa hè vừa qua, đó là làm sao có đủ nước sinh hoạt, họ phải đi rất xa để có nước dùng. Ao hồ, sông ngòi trong khu vực đều cạn khô, trơ đáy và nứt nẻ như thế này.
Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Ujjal Das chụp quang cảnh quận Puruliya thuộc bang Tây Bengal, Ấn Độ. Nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn hán. Không thể trồng trọt được gì, tất cả những gì người dân có thể lo lắng trong cả mùa hè vừa qua, đó là làm sao có đủ nước sinh hoạt, họ phải đi rất xa để có nước dùng. Ao hồ, sông ngòi trong khu vực đều cạn khô, trơ đáy và nứt nẻ như thế này.

Nhiếp ảnh gia người Ý Antonio Pellicano chụp lại hình ảnh một bà cụ đi ngang qua một bãi chôn lấp rác thải đã trở nên quá tải, nằm ở vùng Calabria, thuộc miền tây nam nước Ý.
Nhiếp ảnh gia người Ý Antonio Pellicano chụp lại hình ảnh một bà cụ đi ngang qua một bãi chôn lấp rác thải đã trở nên quá tải, nằm ở vùng Calabria, thuộc miền tây nam nước Ý.

Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Terence Chiew ghi lại những ống khói nằm trong một khu công nghiệp ở Singapore.
Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Terence Chiew ghi lại những ống khói nằm trong một khu công nghiệp ở Singapore.


Ảnh chụp ở Islampur, Jamalpur, Bangladesh. Một người phụ nữ sử dụng bè mảng để đi qua vùng nước lụt. Nhiếp ảnh gia Probal Rashid cho biết: “Những hình thái thời tiết cực đoan xảy ra khá nhiều ở Bangladesh đang ngày càng trở nên nghiêm trọng về mức độ và tần suất xuất hiện”.

Ảnh chụp ở Islampur, Jamalpur, Bangladesh. Một người phụ nữ sử dụng bè mảng để đi qua vùng nước lụt. Nhiếp ảnh gia Probal Rashid cho biết: “Những hình thái thời tiết cực đoan xảy ra khá nhiều ở Bangladesh đang ngày càng trở nên nghiêm trọng về mức độ và tần suất xuất hiện”.

Xác của một con gấu trắng Bắc cực nằm trên quần đảo Svalbard (Na Uy). Nhiếp ảnh gia Vadim Balakin chia sẻ: “Không thể khẳng định chú gấu này chết vì đói hay vì tuổi già, nhưng nhiều khả năng nó đã chết vì đói bởi nếu quan sát kỹ sẽ nhận thấy hàm răng vẫn còn ở tình trạng rất tốt. Giờ đây, tôi thường xuyên bắt gặp những xác động vật hoang dã như thế này, hiện tượng Trái Đất ấm lên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của loài gấu trắng Bắc cực”.
Xác của một con gấu trắng Bắc cực nằm trên quần đảo Svalbard (Na Uy). Nhiếp ảnh gia Vadim Balakin chia sẻ: “Không thể khẳng định chú gấu này chết vì đói hay vì tuổi già, nhưng nhiều khả năng nó đã chết vì đói bởi nếu quan sát kỹ sẽ nhận thấy hàm răng vẫn còn ở tình trạng rất tốt. Giờ đây, tôi thường xuyên bắt gặp những xác động vật hoang dã như thế này, hiện tượng Trái Đất ấm lên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của loài gấu trắng Bắc cực”.

Một con gấu trắng Bắc cực đối đầu với một đàn chó giữ nhà trên quần đảo Franz Josef Land (Nga). Nhiếp ảnh gia Vladimir Melnik cho biết: “Những người dân sống ở đây thường nuôi chó để chống lại những con gấu trắng Bắc cực hoang dã. Mùa hè là thời điểm rất khó khăn đối với loài gấu khi thời tiết ấm lên khiến diện tích băng tuyết giảm đi, trong khi loài gấu chỉ giỏi săn bắt trên địa hình băng tuyết. Những con gấu sống trên quần đảo giờ phải đi vào những vùng đất không dành cho chúng để kiếm ăn, vì vậy, chúng thường đụng độ với con người”.
Một con gấu trắng Bắc cực đối đầu với một đàn chó giữ nhà trên quần đảo Franz Josef Land (Nga). Nhiếp ảnh gia Vladimir Melnik cho biết: “Những người dân sống ở đây thường nuôi chó để chống lại những con gấu trắng Bắc cực hoang dã. Mùa hè là thời điểm rất khó khăn đối với loài gấu khi thời tiết ấm lên khiến diện tích băng tuyết giảm đi, trong khi loài gấu chỉ giỏi săn bắt trên địa hình băng tuyết. Những con gấu sống trên quần đảo giờ phải đi vào những vùng đất không dành cho chúng để kiếm ăn, vì vậy, chúng thường đụng độ với con người”.

“Khu vực East Bay của thành phố San Francisco (Mỹ) có núi Diablo mọc cao vượt hẳn lên. Trong đợt hạn hán đỉnh điểm xảy ra hồi tháng 9/2013, đã có lúc cháy rừng lan tới tận đỉnh núi, tạo nên một cảnh tượng không khác gì núi lửa phun trào. Hiện tượng hạn hán kéo dài nhiều năm qua ở bang California chính là tác nhân gây ra những vụ cháy rừng tại đây”, nhiếp ảnh gia Eric Smith bình luận.
“Khu vực East Bay của thành phố San Francisco (Mỹ) có núi Diablo mọc cao vượt hẳn lên. Trong đợt hạn hán đỉnh điểm xảy ra hồi tháng 9/2013, đã có lúc cháy rừng lan tới tận đỉnh núi, tạo nên một cảnh tượng không khác gì núi lửa phun trào. Hiện tượng hạn hán kéo dài nhiều năm qua ở bang California chính là tác nhân gây ra những vụ cháy rừng tại đây”, nhiếp ảnh gia Eric Smith bình luận.

“Vì tình trạng nước biển dâng, nhiều hòn đảo ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hằng, thuộc bang Tây Bengal, Ấn Độ, đang phải đối diện với tình trạng lở đất, xói mòn. Đảo Mousuni cũng đang nằm trong tình trạng này và còn dần dần chìm xuống biển khiến người dân địa phương phải đối diện với tương lai u ám, họ phải tính đến giải pháp di cư đến vùng đất mới”, nhiếp ảnh gia Arka Dutta cho biết.
“Vì tình trạng nước biển dâng, nhiều hòn đảo ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hằng, thuộc bang Tây Bengal, Ấn Độ, đang phải đối diện với tình trạng lở đất, xói mòn. Đảo Mousuni cũng đang nằm trong tình trạng này và còn dần dần chìm xuống biển khiến người dân địa phương phải đối diện với tương lai u ám, họ phải tính đến giải pháp di cư đến vùng đất mới”, nhiếp ảnh gia Arka Dutta cho biết.

Những con sông băng vốn được xem là kỳ quan của Iceland với những động băng ngoạn mục, dù vậy, những lớp băng nơi đây đang mỏng dần, những lối đi trong lòng các con sông băng đang rộng dần vì hiện tượng thời tiết ấm lên. Kể từ năm 2000, những con sông băng của Iceland đã bị mất 12% diện tích băng - nhiếp ảnh gia Tom Schifanella chia sẻ.
Những con sông băng vốn được xem là kỳ quan của Iceland với những động băng ngoạn mục, dù vậy, những lớp băng nơi đây đang mỏng dần, những lối đi trong lòng các con sông băng đang rộng dần vì hiện tượng thời tiết ấm lên. Kể từ năm 2000, những con sông băng của Iceland đã bị mất 12% diện tích băng - nhiếp ảnh gia Tom Schifanella chia sẻ.

Ảnh chụp từ trên cao nhìn xuống ngôi làng nổi Chong Kneas nằm trong vùng hồ Tonle Sap của Campuchia. Chu kỳ con nước của vùng hồ hiện đang chứng kiến những đổi thay bất thường do hiện tượng biến đổi khí hậu khiến mưa lớn bất thường xảy ra. Ảnh của tay máy Stuard Chape.
Ảnh chụp từ trên cao nhìn xuống ngôi làng nổi Chong Kneas nằm trong vùng hồ Tonle Sap của Campuchia. Chu kỳ con nước của vùng hồ hiện đang chứng kiến những đổi thay bất thường do hiện tượng biến đổi khí hậu khiến mưa lớn bất thường xảy ra. Ảnh của tay máy Stuard Chape.

Hơn 30% diện tích rừng nằm trong vùng núi Zagros của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị phá hủy vì con người. Ảnh của tay máy Mohamad Al Najib.
Hơn 30% diện tích rừng nằm trong vùng núi Zagros của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị phá hủy vì con người. Ảnh của tay máy Mohamad Al Najib.

Anh Angani, một người Eskimo sống trên đảo Kulusuk của Greenland, sống bằng nghề bắt cá. Giờ đây, khi lớp băng mỏng dần, anh Angani không còn có thể bắt cá theo cách truyền thống như trước nữa, nhưng anh cũng không có đủ tiền để mua thuyền máy ra bắt cá ngoài biển, cuộc sống của gia đình anh đang đối mặt với rất nhiều khó khăn - nhiếp ảnh gia Probal Rashid cho biết.
Anh Angani, một người Eskimo sống trên đảo Kulusuk của Greenland, sống bằng nghề bắt cá. Giờ đây, khi lớp băng mỏng dần, anh Angani không còn có thể bắt cá theo cách truyền thống như trước nữa, nhưng anh cũng không có đủ tiền để mua thuyền máy ra bắt cá ngoài biển, cuộc sống của gia đình anh đang đối mặt với rất nhiều khó khăn - nhiếp ảnh gia Probal Rashid cho biết.

Tình trạng hạn hán ở Israel đã khiến những người làm nghề nuôi trồng thủy sản ở nước này phải chấp nhận để cho các hồ trở nên khô cạn do mức phí chi trả tiền nước vượt quá sức của họ. Ảnh của nhiếp ảnh gia Tomas Solinski.
Tình trạng hạn hán ở Israel đã khiến những người làm nghề nuôi trồng thủy sản ở nước này phải chấp nhận để cho các hồ trở nên khô cạn do mức phí chi trả tiền nước vượt quá sức của họ. Ảnh của nhiếp ảnh gia Tomas Solinski.

Những loài động vật hoang dã tìm thấy nơi cất giấu bí mật vựa cam vừa mới thu hoạch của một người nông dân. Người nông dân này đã cất giấu những trái cam ở khoảng cách 7km so với vườn cam để loài ruồi giấm không phát hiện ra. Nhưng thật không may cho ông khi “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”. Mặc dù lúc này đêm đã xuống, nhưng các loài động vật hoang dã vẫn chưa đi ngủ, chúng vẫn tiếp tục tìm kiếm thức ăn, có thể thấy trong ảnh cả voi, linh dương, khỉ đầu chó, lợn lòi… đang cùng hân hoan với mẻ cam tìm thấy. Thời tiết ấm lên đã làm thay đổi nhịp sinh hoạt của các loài động vật hoang dã. Ảnh của tay máy Jetje Japhet.
Những loài động vật hoang dã tìm thấy nơi cất giấu bí mật vựa cam vừa mới thu hoạch của một người nông dân. Người nông dân này đã cất giấu những trái cam ở khoảng cách 7km so với vườn cam để loài ruồi giấm không phát hiện ra. Nhưng thật không may cho ông khi “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”. Mặc dù lúc này đêm đã xuống, nhưng các loài động vật hoang dã vẫn chưa đi ngủ, chúng vẫn tiếp tục tìm kiếm thức ăn, có thể thấy trong ảnh cả voi, linh dương, khỉ đầu chó, lợn lòi… đang cùng hân hoan với mẻ cam tìm thấy. Thời tiết ấm lên đã làm thay đổi nhịp sinh hoạt của các loài động vật hoang dã. Ảnh của tay máy Jetje Japhet.

Con sông băng nằm ở thành phố Anchorage, bang Alaska, Mỹ, đã thu hẹp diện tích nhanh chóng qua từng năm. Ảnh của nhiếp ảnh gia Jennifer Warner.
Con sông băng nằm ở thành phố Anchorage, bang Alaska, Mỹ, đã thu hẹp diện tích nhanh chóng qua từng năm. Ảnh của nhiếp ảnh gia Jennifer Warner.

Một phiến gỗ cắt ngang từ một thân cây 30 năm tuổi nằm ở vùng Patagonia, Argentina. Tính từ năm 1990-2015, đã có 10% diện tích đất rừng trên hành tinh bị mất đi. Ảnh của nhiếp ảnh gia Maxi Marufo.
Một phiến gỗ cắt ngang từ một thân cây 30 năm tuổi nằm ở vùng Patagonia, Argentina. Tính từ năm 1990-2015, đã có 10% diện tích đất rừng trên hành tinh bị mất đi. Ảnh của nhiếp ảnh gia Maxi Marufo.

We Are The World - Various Artists

Bích Ngọc
Theo National Geographic

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm