Ăn cá chưa nấu chín, coi chừng bị nhiễm giun Anisakis

(Dân trí) - Hiện nay, nhiều món gỏi hải sản rất được ưa chuộng nhưng kèm theo đó là nguy cơ nhiễm ấu giun Anisakis, một loại ký sinh trùng ít khi được đề cập đến.

Ăn cá chưa nấu chín, coi chừng bị nhiễm giun Anisakis - 1


  

Giun Anisakis đã được hai nhà khoa học Skirejabin và Karokhin phát hiện từ năm 1945, đây là loại giun tròn thường ký sinh ở những động vật biển, nó có hình thể gần

giống như giun đũa Ascaris lumbricoides. Giun trưởng thành sống ký sinh trong xoang bụng của các loài cá voi, cá heo, hải cẩu hoặc cò, diệt, bồ nông... Ấu trùng của giun ký sinh ở các loài cá như cá thu, cá hồi, cá trích, mực ống... Loài giun này phân bố khá rộng rãi ở các nước khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam. Tuy vậy, sự hiểu biết về vòng đời sinh học của loại giun Anisakis chưa được các nhà khoa học nghiên cứu một cách đầy

đủ.

 

Người tình cờ bị mắc bệnh do ăn phải các loại gỏi cá sống hoặc cá, mực bị nhiễm ấu trùng giun chưa được nấu chín kỹ dưới mọi hình thức. Khi xâm nhập vào cơ thể, ấu trùng giun chui qua thành dạ dày hoặc ruột non và tạo nên những ổ áp xe ưa bạch cầu toan tính, gây phù nề, dày cứng niêm mạc thành dạ dày, ruột; triệu chứng này rất dễ nhầm với ung thư dạ dày, ruột hoặc viêm ruột... Bệnh nhân bị đau vùng thượng vị, nôn, mửa; thường xảy ra vài giờ sau khi ăn cá, mực bị nhiễm ấu trùng giun; kèm theo đó người bệnh bị sốt, xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng...

 

Hiện nay chưa có các loại thuốc điều trị đặc hiệu đối với những trường hợp bị nhiễm ấu trùng giun Anisakis. Việc phòng bệnh tốt nhất là không nên ăn gỏi cá sống, chỉ

nên ăn cá, mực đã được nấu chín kỹ; không ăn cá muối, cá hun khói. 
 

Mặc dù đây là một loại bệnh ký sinh trùng do bị nhiễm ấu trùng giun Anisakis ít gặp vì điều kiện phát hiện còn hạn chế nhưng cộng đồng người dân cần nên cảnh giác,

coi chừng bị nhiễm bệnh từ việc ăn các loài hải sản như cá, mực chưa được nấu chín, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh