Những sự hóa thân phi thường
(Dân trí) - Mỗi vai diễn dưới đây khi ra mắt đã khiến hàng triệu trái tim khán giả xúc động pha lẫn cả sự khâm phục, kinh ngạc trước khả năng hóa thân phi thường của người diễn viên.
Trong phim, Sean Penn vào vai một người cha bị thiểu năng trí tuệ, gặp những khó khăn trong việc nuôi dạy cô con gái nhỏ. Với vai diễn này, Sean Penn đã được đề cử tại giải Oscar cho Nam chính xuất sắc nhất. Đây là bộ phim có thể khiến những trái tim cứng rắn nhất cũng phải tan chảy.
Người xem sẽ khó lòng quên được diễn xuất nhập vai đến xuất thần của Sean Penn với ánh mắt ngơ ngác, rụt rè, sợ hãi; giọng nói nghèn nghẹt, run rẩy, lắp bắp; những cử chỉ ngây ngô, lúng túng, vụng về… Sean Penn thực sự khiến khán giả tin rằng anh là… Sam - một sự hóa thân bền bỉ, không mệt mỏi từ phút đầu tiên cho tới phút cuối cùng.
Câu chuyện về Sam đã chạm tới một vấn đề nhân đạo khó lòng đưa ra câu trả lời thỏa đáng, vì vậy, khi bộ phim ra mắt, “I Am Sam” đã không tránh khỏi những tranh cãi. Tuy vậy, thông điệp được truyền tải từ nhân vật Sam đã lan truyền rộng rãi, rằng tình yêu thương không bao giờ bị giới hạn bởi năng lực trí tuệ. Trong cuộc sống, có những điều không thể chỉ nhìn bằng mắt, dùng lý trí, luật pháp để suy xét, mà quan trọng hơn, người ta cần cảm nhận bằng trái tim.
Tom Hanks trong “Forrest Gump” (1994)
Phim kể về cuộc đời Forrest Gump - một người đàn ông có vấn đề về năng lực trí tuệ nhưng có trái tim nhân hậu, với những nỗ lực phi thường, Forrest Gump đã trở thành một nhân vật mang đầy tính biểu tượng, truyền cảm hứng cho người Mỹ.
Forrest Gump khởi điểm với nhiều thiệt thòi nhưng đã vượt qua các giới hạn một cách thần kỳ. Phim từng đứng đầu doanh thu phòng vé của Mỹ năm 1994. Tại giải Oscar, “Forrest Gump” giành về 6 tượng vàng trong đó có tượng vàng cho Nam chính xuất sắc nhất - Tom Hanks.
Báo Mỹ từng làm một cuộc khảo sát về nam diễn viên khiến đàn ông Mỹ khóc nhiều nhất và đó chính là Tom Hanks với vai diễn trong “Forrest Gump”.
Tình phụ tử là vô điều kiện và dù Forrest Gump không phải một người cha có năng lực trí tuệ bình thường, anh đã luôn dành cho con tình yêu thương và sự tận tụy lớn nhất để bù đắp. Hình ảnh Forrest Gump - một người cha ngây ngô, ngọng nghịu - cùng con câu cá, học đánh vần, chơi bóng bàn…, cố gắng chăm sóc cho con tốt nhất trong khả năng của mình đã làm thổn thức trái tim người xem.
Dustin Hoffman vào vai người đàn ông tự kỷ trong “Rain Man” (Người đàn ông trong mưa - 1988)
Chuyện phim kể về người đàn ông ích kỷ Charlie Babbitt (Tom Cruise) bất ngờ phát hiện mình có một người anh trai tự kỷ tên là Raymond (Dustin Hoffman). Điều này chỉ được hé lộ sau khi người cha qua đời và để lại tất cả tài sản cho người con trai lớn mà trước nay Charlie không hề biết rằng có tồn tại trên cuộc đời này.
Vai diễn của Hoffman trong “Rain Man” từng nhận được vô số lời ngợi khen. Trong 4 giải Oscar mà “Rain Man” giành được, chắc chắn không thể thiếu tượng vàng cho Nam chính xuất sắc nhất.
Để hóa thân vào vai một người đàn ông tự kỷ, Hoffman đã dành ra một năm để nghiên cứu hội chứng này. Hoffman đã thường xuyên đến gặp những người mắc chứng tự kỷ để có thể quan sát sâu kỹ cách hành xử của họ.
Những đặc trưng về ngoại hình và nội tâm trong vai diễn của Hoffman, như không biểu hiện xúc cảm trên gương mặt, không thực hiện những giao tiếp bằng mắt, hạn chế trò chuyện, dễ bị ám ảnh, dễ mất bình tĩnh… đã được nam diễn viên thể hiện một cách nhuần nhuyễn nhờ chính những quan sát mà anh đã kỳ công thực hiện.
Ở thập niên 1980, khi những hiểu biết của xã hội về chứng tự kỷ còn khá hạn chế, vai diễn của Hoffman đã khiến người xem nhìn thấy những khía cạnh hài hước và xúc động trong cuộc sống của những người mắc chứng tự kỷ.
Eddie Redmayne vào vai nhà khoa học Stephen Hawking trong “The Theory of Everything” (Thuyết yêu thương - 2014)
Hiền Hương - Bích Ngọc