Từ hiện tượng Wefit: Giải mã con đường thành công của startup công nghệ Việt

Theo số liệu nghiên cứu của CB Insight - 1 tổ chức báo cáo và phân tích dữ liệu quốc tế, đến 90% tech startup thất bại ngay từ trong trứng nước. Vậy 10% các tech startup còn lại, họ đã làm sao để sống sót?

WEFIT - “first-mover” trong lĩnh vực công nghệ Health & Fitness là 1 trong số ít startup vượt qua được giai đoạn đầu khó khăn và phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Được vinh danh vào top 3 startup Việt trẻ tiềm năng trong Startup Festival 2016, chỉ sau nửa năm triển khai, WEFIT đã đạt những kết quả cực kì ấn tượng, liên kết được với hơn 300 phòng tập ở cả Hà Nội và Hồ Chí Minh, cung cấp được hơn 3000 lượt tập mỗi tháng, và 20 bộ môn khác nhau để người dùng thoải mái luyện tập. Đằng sau những thành công của WEFIT là vị CEO trẻ tài năng: Khôi Nguyễn cùng với những cộng sự của anh. Cùng là những người trẻ khởi nghiệp công nghệ, làm cách nào mà Khôi Nguyễn và đồng đội đã có được những thành tích đáng nể như vậy?

Từ hiện tượng Wefit: Giải mã con đường thành công của startup công nghệ Việt - 1

Ảnh: Khôi Nguyễn ra mắt ứng dụng WEFIT

Từ chối các ông lớn: Nokia, Microsoft về Việt Nam khởi nghiệp

Từng là du học sinh ngành Kỹ sư máy tính tại Hoa Kỳ, sau khi tốt nghiệp, Khôi từ chối cơ hội nhận lời mời làm việc tại những “ông lớn” như Microsoft và Nokia để quyết định trở về Việt Nam, nơi đầy đất dụng võ cho người trẻ startup, đặc biệt về công nghệ. Trở về quê hương, anh cùng cộng sự đã tự mình đứng ra thành lập startup đầu tiên mang tên Volcano (chuyên sản xuất các sản phẩm Mobile Apps và dự án Ontot). Tuy nhiên, nhận thấy còn thiếu nhiều kiến thức cơ bản để startup, sau 1 năm, Khôi quyết định dừng dự án và gia nhập môi trường thực tế ở những startup lớn.

Quyết định “luyện chưởng" ở Startup Công nghệ

Từ hiện tượng Wefit: Giải mã con đường thành công của startup công nghệ Việt - 2

Mất một thời gian để trăn trở tìm hiểu, Khôi tình cờ biết đến 1 startup trong lĩnh vực giáo dục công nghệ ở Việt Nam, anh tìm hiểu và quyết định đưa đồng đội tham gia chương trình 18 Founder in Residence (18FIR) của Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA. Khôi Nguyễn nhận thấy đây là nơi có thể học hỏi kĩ năng startup từ các founder lớn ở Việt Nam, đồng thời có cơ hội tạo nên các sản phẩm công nghệ đột phá về giáo dục. Tham gia vào 18 FIR, với On Job Training, trận đầu tiên Khôi được giao là xây dựng sản phẩm phần mềm học tiếng Anh trực tuyến TOPICA Memo, giúp tăng khả năng tự học của người Việt nói riêng và người châu Á nói chung. Tuy nhiên, sau những thành công bước đầu, dự án đã thất bại vì nhiều lý do. Vượt qua những khó khăn, Khôi nhanh chóng vực dậy tinh thần đội ngũ, tiếp tục nghiên cứu và tạo dựng thành công sản phẩm TOPICA Edumall - hệ thống siêu thị các khoá học trực tuyến. Sản phẩm đạt mức tăng trưởng thần kỳ tại Việt Nam và Thái Lan, mang về tín hiệu doanh thu tốt chỉ sau 1 năm.

Giải mã con đường thành công

Lý giải thành công đó, Khôi chia sẻ: “Nếu không có quãng thời gian rèn luyện ở TOPICA, không biết với sức của mình, tôi có thể đánh những trận tầm cỡ không? Điều đáng quý nhất mà tôi nhận được ở đây là được làm việc với những người có kinh nghiệm như anh Tuấn, anh Quang, các founder của Tổ hợp; được học tất cả những thứ cần thiết cho startup, từ xây dựng đội ngũ, xây dựng sản phẩm, đến quản trị tài chính, những thứ mà ngày xưa khi khởi nghiệp không biết phải làm như thế nào. Có thể nói, TOPICA là một môi trường để tôi có thể luyện tập và đứng lên sau mỗi lần thất bại.”

Từ hiện tượng Wefit: Giải mã con đường thành công của startup công nghệ Việt - 3

Ảnh: Làm việc ở văn phòng TOPICA.

Nhìn từ góc độ của 1 người trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm startup trên những thị trường lớn như Khôi Nguyễn, nếu tìm được người dẫn dắt và môi trường phù hợp để rèn luyện, quãng đường startup sẽ rút ngắn từ 5-6 năm xuống còn 2-3 năm. Chọn cách đứng trên vai người khổng lồ để đi nhanh và xa hơn, Khôi cho rằng: "Nếu còn đang thiếu nhiều know-how về lĩnh vực mình quan tâm, thiếu những concept cơ bản về nhân sự, tài chính, xây dựng sản phẩm - khung xương sống dành cho startup tồn tại và phát triển thì việc trở thành founder sản phẩm cho một công ty khác là lựa chọn không tồi chút nào."

Chương trình 18 Founder in Residence là nơi hội tụ các founder, Co-founder trẻ tiềm năng như: Anh Trần Mạnh Công - Founder & CEO Caramo (Hệ thống mua bán xe ô tô cũ online được đầu tư bởi Jonah Levy, Founder của Vietnamworks); Anh Bùi Trung Hiếu - Co-founder & CTO TOPICA Edumall Việt Nam; hay Anh Nguyễn Đức Anh - Founder TOPICA Edumall Thái Lan, cùng các thủ lĩnh tiềm năng đang rèn luyện trong chương trình.

Với những người trẻ có đam mê khởi nghiệp như Khôi Nguyễn, chọn rèn luyện bản thân ở môi trường startup thử thách như 18 Founder in Residence chính là bí quyết giải mã thành công.

Tìm hiểu thêm về 18 Founder in Residence tại đây