1. Dòng sự kiện:
  2. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Kết quả kinh doanh

Khoa học công nghệ: Thành công đến từ niềm đam mê và sự sáng tạo

(Dân trí) - Tối ngày 14/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ VIFOTEC long trọng tổ chức “Lễ Tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ (KHCN) Việt Nam và Giải thưởng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO năm 2017”.

Tôn vinh những công trình sáng tạo

Là giải thưởng thường niên được tổ chức lần thứ 23 (1995 - 2017), cuộc thi nhằm tôn vinh các nhà khoa học, doanh nghiệp đã có công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc được ứng dụng hiệu quả vào đời sống thực tiễn của Việt Nam. Thực tế cho thấy những giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ cũng như thành tựu sở hữu trí tuệ thời gian qua đã đóng góp nguồn chất xám quan trọng, giúp nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để sản phẩm trí tuệ Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Kế thừa những thành tựu đó, năm 2017, cuộc thi Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam đã có 118 công trình tham dự. 40 công trình xuất sắc nhất được trao giải, gồm: 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 15 giải Ba, 13 giải khuyến khích.

Khoa học công nghệ: Thành công đến từ niềm đam mê và sự sáng tạo - 1

Ông Phạm Thành Công - Chủ tịch Tập đoàn GFS (thứ 10, từ trái qua) trao giải Ba cho các tác giả là chủ nhiệm và đồng chủ nhiệm công trình đạt giải.

Tham gia vào Hội đồng bảo trợ Quỹ Vifotec, ông Phạm Thành Công – Chủ tịch Tập đoàn GFS đã có những đóng góp thiết thực như hỗ trợ cho các hoạt động sáng tạo khoa học công nghệ thông qua Quỹ Vifotec; trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc, Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc, Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam. Ông Phạm Thành Công luôn tâm niệm: những đóng góp nhỏ của GFS khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, say mê nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ không chỉ ở các nhà khoa học mà cả những cá nhân đam mê sáng tạo.

“Tôi quan điểm, trong mọi lĩnh vực đầu tư và kinh doanh, để thành công và tạo nên sự khác biệt, bên cạnh yếu tố chuyên nghiệp phải có sự sáng tạo, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ những cuộc thi sáng tạo khoa học công nghệ nhằm tìm ra những con người nhiệt huyết và đam mê khoa học thật sự, cùng những công trình công nghệ độc đáo, hữu ích, góp phần vì một Việt Nam hạnh phúc và mang đến một cuộc sống có chất lượng tốt cho mọi người dân” – Ông Phạm Thành Công khẳng định.

Theo thông tin từ ban tổ chức, thông qua quỹ VIFOTEC, Tập đoàn GFS đã tài trợ hàng tỷ đồng hỗ trợ cho các tài năng khoa học công nghệ. GFS sẽ đồng hành cùng các nhà khoa học, sáng tạo và tiếp tục thông qua Quỹ VIFOTEC để góp phần đưa phong trào sáng tạo KHCN đi vào chiều sâu, thực chất và có hiệu quả cao hơn nữa.

Trước đó, trong Lễ Tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam năm 2016, ông Phạm Thành Công đã vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì những thành tích đặc biệt xuất sắc và sự đóng góp tích cực cho hoạt động hỗ trợ cho các tài năng sáng tạo. Đầu năm 2018, tại buổi gặp mặt, chúc Tết các đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ ưu tú của cả nước của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ông Phạm Thành Công là một trong 75 khách mời danh dự của buổi gặp mặt này, trong vai trò là Chủ tịch Hội đồng Quản lý về chuyên môn Viện Công nghệ GFS, một trong 12 đơn vị thành viên của Tập đoàn GFS và được quản lý chuyên môn bởi Liên Hiệp các Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.

Khoa học - Công nghệ tạo nên sự đột phá

Luôn nỗ lực sáng tạo để tạo ra các sản phẩm vượt trội, đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội là tâm niệm của GFS. Với mỗi dự án, sản phẩm của GFS đều được nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại và triển khai trên cơ sở mục tiêu tạo ra sản phẩm có giá trị, văn hóa và thương hiệu trên thị trường, không chỉ trong nước mà còn vươn ra thế giới.

Trong lĩnh vực bất động sản với mong muốn nâng cao giá trị sống cho cộng đồng, đưa khoa học công nghệ cao vào cuộc sống, Tập đoàn GFS tiên phong trong thiết kế và kiến tạo những dự án độc đáo, sáng tạo như: Dự án Five Star Mỹ Đình, Five Star Garden, Five Star West Lake, Five Star Chu Văn An, Five Star Trường Chinh, Five Star Cầu Giấy...

Đặc biệt, Tập đoàn lấy mũi nhọn Khoa học - Công nghệ làm định hướng phát triển. Trong Khoa học - Công nghệ, GFS đặt trọn vẹn trong lĩnh vực nông nghiệp và chủ trương tập trung vào nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao. Trong đó, Tập đoàn xây dựng cơ cấu doanh thu 70% là dược liệu đặc sắc và 30% là các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ khác. Với định hướng như vậy, Tập đoàn GFS đặt mục tiêu đến năm 2025 cơ cấu doanh thu từ Tập đoàn sẽ được điều chỉnh là 70% từ nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao; 30% từ bất động sản và các hoạt động khác.

Khoa học công nghệ: Thành công đến từ niềm đam mê và sự sáng tạo - 2

Tập đoàn GFS lấy Khoa học - Công nghệ làm mũi nhọn.

Tập đoàn GFS đã thành lập Viện Công nghệ GFS – trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Đây là điểm khác biệt, thể hiện quyết tâm, ưu tiên của Tập đoàn để nghiên cứu, đầu tư nghiêm túc, hiệu quả cho khoa học công nghệ cao, để ứng dụng những kết quả nghiên cứu khoa học vào đời sống thực tiễn.

Trong tương lai GFS mong muốn sẽ kiến tạo nên một cộng đồng nông nghiệp nông thôn văn minh, bền vững; kết hợp ẩm thực, điều dưỡng, đông y; nơi những nhà khoa học, những con người nông dân nhiệt thành, đam mê sáng tạo có thể cống hiến và lao động cho sự phát triển bền vững vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội.

Trần Nga